Tìm hiểu lễ Thượng cờ: niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu về lễ Thượng cờ tại Lăng Bác, một nghi lễ trang trọng mà bạn nên theo dõi ít nhất một lần trong đời khi đặt chân đến Hà Nội. Cảm nhận sâu sắc tấm lòng thành kính dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh cùng tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt thể hiện qua buổi lễ.

Đôi nét về lễ Thượng cờ

Là một người dân Việt Nam, chúng ta không thể không biết đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh và nơi viếng Lăng Bác hiện nay. Và trong số đó, lễ Thượng cờ là một nghi lễ hết sức trang nghiệm, thường sẽ được bắt đầu diễn ra vào lúc 6 giờ sáng vào mùa hè và 6 giờ 30 phút vào mùa đông tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Đây có thể được coi là một trong những nghi thức cấp quốc gia được thực hiện hàng ngày tại khu vực thăm viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu lễ Thượng cờ: niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Cảm nhận bầu không khí hết sức trang nghiệm trong buổi lễ

Đúng 6 giờ sáng hàng ngày, người dân địa phương của thủ đô và rất đông khách du lịch sẽ chờ và xếp hàng ngay ngắn bên ngoài Lăng Bác để ngắm nhìn các chiến sĩ trong quân phục uy nghi, tiến bước trên Quảng trường Ba Đình để thực hiện lễ Thượng cờ một cách trang trọng nhất.

Lễ Thượng cờ tại Lăng Bác được tổ chức hàng ngày trong bầu không khí thiêng liêng, trang nghiêm và được xem như một nét đẹp văn hóa của Thủ đô Hà Nội nói riêng mà còn của cả đất nước Việt Nam nói chung. Tương tự thì cũng sẽ có nghi lễ Hạ cờ cũng sẽ được đội tiêu binh thực hiện vào lúc 21:00 tối hàng ngày, lễ Hạ cờ sẽ được thực hiện với nghi thức tương tự như lễ Thượng cờ. . Hơn 20 năm qua, nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ hằng ngày ở cột cờ trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những nghi lễ thiêng liêng với người dân và khách du lịch khi tới thủ đô.

Tìm hiểu lễ Thượng cờ: niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Các đồng chí nghiêm chỉnh thực hiện nghi lễ trước Lăng Bác vào mỗi sáng sớm

Từ ngày 19/05/2001 thì nghi lễ này được Chính phủ phê duyệt thực hiện nhân kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Bác Hồ. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn và gia đình hãy một lần hòa mình vào bầu không khí hết sức tự hào dân tộc này nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thượng cờ ở Lăng Bác

Lễ Thượng cờ là một nghi lễ cấp quốc gia của Việt Nam, được lên ý tưởng thực hiện vào năm 2001 bởi Bộ Tư Lệnh bảo vệ Lăng Hồ Chí Minh và được Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghi lễ kéo cờ Lăng Bác sẽ được đội Tiêu binh danh dự thực hiện hàng ngày tại khuôn viên phía trước Lăng Bác. Đội hình này sẽ bao gồm 37 đồng chí từ Khối trưởng và các Quân kỳ là sĩ quan, còn lại sẽ là 3 đồng chí trong Tổ Quốc Kỳ.

Lễ Thượng cờ tại Lăng Bác diễn ra như thế nào?

Như đã đề cập ở phần trên thì vào đúng 06:00 sáng mỗi ngày thì đội hình tham gia Lễ Thượng cờ Lăng Bác bao gồm 37 đồng chí sẽ bắt đầu thực hiện khởi hành những bước đi đầu tiên từ phía sau của Lăng Bác. Đi đầu đoàn Thượng cờ chính là quân kỳ Quyết thắng.

Tiếp nối phía sau là đội tiêu binh bao gồm 34 đồng chí, biểu tượng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đoàn quân bước đi cùng với giai điệu của bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” rất hào hùng và di chuyển nghiêm trang đến chân cột cờ.

Tìm hiểu lễ Thượng cờ: niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Nghi thức trao cờ trong những bước đầu tiên trong lễ Thượng cờ

Khi đến chân cột cờ, 3 chiến sĩ đi đầu của đội hồng kỳ sẽ bắt đầu di chuyển đến chân cột cờ và chuẩn bị đủ các nghi thức của Lễ Thượng cờ Lăng Bác và đây cũng chính là thời điểm mà Lăng Bác mở cửa cho mọi người vào tham quan và viếng.

Khi có hiệu lệnh vang lên, một đồng chí trong đội hồng kỳ sẽ thực hiện 1 hành động rất tự hào và linh thiêng đó là tung lá cờ lên và lá cờ tổ quốc cờ đỏ sao vàng sẽ được kéo lên cùng với bài hát Quốc ca được bật vang lên. Lá cờ sẽ được kéo từ từ lên đỉnh cột cờ cao 29 mét. Khi lá cờ đã lên đến đỉnh thì lễ chào cờ sẽ bắt đầu. Sau đó, đội tiêu binh sẽ diễu hành quay trở lại một vòng trước cửa Lăng Bác và trở về ngay vị trí cũ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy lễ Thượng cờ tại Lăng Bác đã hoàn thành.

Kinh nghiệm xem lễ Thượng cờ Lăng Bác

Lễ Thượng cờ là một nghi lễ rất linh thiêng và nổi tiếng nên việc nhiều người ghé thăm là chuyện thường tình. Và để có thể đến sớm và kịp giờ xem lễ Thượng cờ ở Lăng Bác trọn vẹn nhất thì Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn sẽ tổng hợp đến bạn mốt vài lưu ý, kinh nghiệm dưới đây:

Tìm hiểu lễ Thượng cờ: niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Người dân đã tập trung từ rất sớm để có thể xem trọn vẹn nghi lễ linh thiêng này

– Bạn cần chủ ý mốc thời gian của buổi lễ Thượng cờ để đến sớm, lựa chọn được vị trí xem rõ nhất, thoáng và có thể quan sát hết được toàn bộ quãng đường di chuyển của đoàn chiến sĩ thực hiện nghi lễ này.

– Về vấn đề gửi xe thì bạn có thể gửi xe trên đường Lê Hồng Phong để có thể tiến vào khu vực phía Lăng Bác gần nhất.

– Về trang phục xem lễ Thượng cờ Lăng Bác thì bạn cần lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sử, không hở hang. Một lưu ý nếu bạn đến Lăng Bác vào dịp mùa hè thì nên mang thêm kem chống nắng cũng như các món đồ chống nắng như kính mát, mũ, áo khoác…

– Đặc biệt, khi lễ Thượng cờ bắt đầu diễn ra, bạn sẽ được các chiến sĩ quản lý ở vòng ngoài phổ biến những quy định, nhắc nhở đứng nghiêm trang, tạm dừng mọi hoạt động ồn ào, giữ trật tự, không đùa giỡn trong suốt thời gian buổi lễ diễn ra nhằm đảm bảo sự trang trọng của nghi thức.

Một số địa điểm du lịch gần Lăng Bác

Đến Hà Nội không chỉ để đón xem lễ Thượng cờ, bạn và gia đình có thể thuận tiện ghé tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội chẳng hạn như:

– Văn Miếu Quốc tử Giám: đây là ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng nơi đã đào tạo ra rất nhiều các bậc hiền tài để phụng sự đất nước. Bạn cũng có thể ghé thăm và chụp hình tại cầu Thê Húc gần đó.

– Cột cờ Hà Nội: nằm tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình và có vị trí rất gần với Lăng Bác, được biết đến là chứng nhân lịch sử của Thủ đô.

– Chùa Trấn Quốc: là công trình tâm linh linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội với lịch sử tồn tại hơn 1500 năm nằm tại số 46 đường Thanh Niên. Chùa mở cửa đón mọi người vào tham quan vào tất cả các ngày trong tuần từ 08:00 – 16:00.

– Hoàng thành Thăng Long: đây được coi là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và thủ đô Hà Nội. Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu về nền lịch sử Việt Nam qua các công trình còn sót lại tới thời nay như Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Kỳ Đài…

– Nhà tù Hỏa Lò: được đánh giá là một trong những khu di tích lâu đời tại Hà Nội và được ví như “địa ngục trần gian” của biết bao nhiêu người chiến sĩ kiên trung của dân tộc ta bị bắt giam, chịu biết bao đau khổ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Thủy cung Times City: địa điểm check in “đại dương giữa lòng thủ đô” mà bạn không nên bỏ qua. Thủy cung phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn nhỏ sẽ được khám phá hàng chục ngàn sinh vật biển khác nhau, các loài bò sát, các loài cá nước ngọt… Đặc biệt sẽ được đón xem show diễn “Nàng tiên cá” vô cùng đặc sắc và ấn tượng.

Tổng kết

Bài viết trên của Blogdulich.edu.vn đã cung cấp tới bạn những thông tin đầy đủ về lễ Thượng cờ tại Lăng Bác, để lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch khám phá thủ đô Hà Nội hoàn hảo và trọn vẹn nhất. Buổi lễ này không chỉ quan trọng với người dân thủ đô mà hoạt động này còn trở thành một biểu tượng của quốc gia, thể hiện tình sự tôn kính tới chủ tịch Hồ Chủ và lòng yêu nước thiêng liêng của mỗi con dân Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *