Thiền Viện Trúc Lâm là một trong những địa điểm chưa bao giờ là ngừng hót hòn họt trên bản đồ du lịch đến thành phố ngàn thông. Nơi đây không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn thu hút hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm, thưởng ngoạn. Cùng theo chân Blogdulich.edu.vn khám phá sức hút của Thiền Viện Trúc Lâm nhé!
1 Tổng quan sơ lược về Thiền Viện Trúc Lâm
Vị trí: Đường Trần Thánh Tông, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Điện thoại: 02633 827 565
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 6km, Thiền Viện Trúc Lâm được ví như là “tiền sơn hậu thuỷ” khi tọa lạc trên đỉnh núi Phượng Hoàng hùng vĩ, hướng nhìn Hồ Tuyền Lâm thơ mộng, trữ tình, và nằm e ấp bên trong rừng thông bạt ngàn, mang đến cho du khách một cảm giác bình yên, thư thả trong tâm hồn.
Nhìn từ xa, du khách không khỏi ngỡ ngàng với công trình kiến trúc độc đáo, thoát tục của Thiền Viện Trúc Lâm
Trúc Lâm Thiền Viện tại Đà Lạt thuộc trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây là một trong 3 thiền viện lớn nhất tại đất nước hình chữ S và cũng chính là điểm khác biệt, ấn tượng so với những ngôi thiền viện khác. Được khánh thành từ năm 1994 đến nay, Thiền Viện Trúc Lâm không chỉ đơn giản là chốn tu hành của các tăng ni Phật tử, mà còn là điểm tham quan lý tưởng dành cho khách du lịch khi khám phá Đà Lạt.
Thiền viện được xây dựng từ năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc và Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập)
2 Thông tin thêm về Thiền Viện Trúc Lâm
2.1 Giá vé tham quan Thiền Viện Trúc Lâm
Hẳn có nhiều du khách thắc mắc là tham quan tại Thiền Viện Trúc Lâm chắc vé sẽ mắc lắm, vì đẹp cuốn hút như thế này mà? Nhưng Blogdulich.edu.vn khẳng định đây là điểm du lịch hoàn toàn miễn phí nhé! Không hề có một đơn vị nào thu tiền vé cả nên du khách từ xa có điều kiện hãy ghé đến Thiền viện Trúc Lâm, sẽ rất đáng đó!
Đặt chân đến Thiền Viện Trúc Lâm, không khí trong lành và mát mẻ sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn bao giờ hết
2.2. Thời gian tham quan Thiền Viện Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm mở cửa vào lúc 5: 00, và đóng cửa là 21: 00 hàng ngày. Nếu như du khách có nhu cầu qua đêm tại đây, bạn hãy liên lạc và xin ý kiến của trụ trì trước để được sắp xếp nhé! Du khách nên chú ý xem thời gian hoạt động của Thiền Viện để tự sắp xếp kế hoạch du lịch thành phố ngàn hoa sao cho phù hợp.
Đây là cổng vào của Thiền viện Trúc Lâm
3 Hướng dẫn cách di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm
3.1 Di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô đến Thiền Viện Trúc Lâm
Bắt đầu từ trung tâm thành phố, ngay tại bùng binh phun nước ở chợ Đà Lạt, du khách chạy qua cầu Ông Đạo. Qua hết cầu sẽ gặp một cái vòng xoay, bạn rẽ sang bên trái di chuyển theo hướng đường Trần Quốc Toản. Sau đó, du khách cứ di chuyển theo đường Trần Quốc Toản sẽ gặp một vòng xoay tiếp theo, bạn lại rẽ trái một lần nữa để đến lối thứ 2 đường Hồ Tùng Mậu. Tiếp theo, du khách chạy tiếp và sẽ gặp thêm vòng xoay đường 3 tháng 4.
Từ đây, du khách bắt đầu chạy theo đường 3 tháng 4 sẽ tới được đầu đèo Prenn. Lúc này, trên đường đi sẽ thấy bảng chỉ núi Phụng Hoàng với tượng phật vàng lớn, bạn rẽ phải đi thẳng sẽ dẫn vào thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
3.2 Di chuyển bằng cáp treo từ đồi Robin đến Thiền Viện Trúc Lâm
Hệ thống cáp treo đồi Robin này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002 bởi Áo, Thuỵ Sỹ. Sau đó, cáp treo chính thức ra mắt với du khách vào ngày 1/2/2003. Du khách có thể di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm từ đồi Robin với tuyến cáp treo dài 2km, sẽ mất khoảng 12 phút. Giá vé cáp treo là 100.000 VNĐ/ người lớn/ khứ hồi, 70.000VNĐ/ trẻ em (dưới 1,2m)/ khứ hồi, 80.000VNĐ. người lớn/ 1 chiều, và 60.000VNĐ/ trẻ em (dưới 1m2)/ chiều.
Du khách di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm bằng cáp treo sẽ được chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên núi rừng Đà Lạt
4 Truyền thuyết về Thiền Viện Trúc Lâm
Theo như ghi chép lại, trong những năm 1986, vào một đêm đang say giấc ngủ. Ngài Thích Thanh Từ nằm mơ thấy mình đang ôm cổ con chim Phụng Hoàng và bay vút lên trời cao. Đến khi tỉnh dậy, ngài ngồi suy nghĩ lại về giấc mơ mình thấy. Sau đó, ngài đã nghiệm ra Đà Lạt sẽ là nơi tuyệt vời, nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo bởi khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm, núi hồ thanh vắng được thiên nhiên và rừng ưu ái.
Chính vì thế, ngài liền phác họa sơ đồ thiền viện tương lai. Sau đó, ngài tới khu vực hồ Tuyền Lâm, cảm thấy hài lòng và chọn nơi đây làm địa điểm xây cất.
Không gian Thiền Viện Trúc Lâm là dành cho những ai đang muốn tìm nơi để thư giãn
5 Thiền Viện Trúc Lâm có gì thú vị hấp dẫn du khách?
5.1 Cổng Tam Quan của Thiền Viện Trúc Lâm
Đi từ phía hồ Tuyền Lâm lên Thiền Viện Trúc Lâm thì du khách sẽ phải ngỡ ngàng và choáng váng khi đi bộ lên một con dốc cao, có 140 bậc thang làm bằng đá. Vậy mới thấy được là con đường tu hành không lúc nào là dễ dàng cả. Nhưng bù lại, cảnh sắc hai bên đường sẽ giúp chúng ta quên đi cái mệt mỏi. Hai bên đường đi lên là những rừng thông xanh bạt ngàn, bạn có thể vừa đi dạo, vừa tận hưởng không gian núi rừng và ngắm nhìn khung cảnh hồ Tuyền Lâm từ trên cao. Bạn sẽ đi qua 3 cổng tam quan để đến được chính điện.
5.2 Tham quan chính điện
Chính điện của Thiền Viện Trúc Lâm nằm ngay ở vị trí trung tâm. Đây là nơi linh thiêng nhất của chùa, được thờ tự đơn giản nhưng lại mang đầy ý nghĩa của Phật giáo.
Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 2m, tay phải cầm hoa sen. Bên phải đức Phật là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.
Ngoài ra, xung quanh chính điện là những họa tiết trang trí chạm trổ vô cùng tinh xảo và đẹp mắt.
Chính điện của Thiền viện Trúc Lâm có diện tích 192m2, giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 2m, tay phải cầm hoa sen đưa lên theo điển tích “Liên Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật
Lầu chuông là nơi linh thiêng của thiền viện
5.3 Vườn hoa ở Thiền Viện Trúc Lâm
Rời khỏi chính điện, du khách không thể không rời mắt với cảnh vật ở khuôn viên của Thiền Viện Trúc Lâm. Nơi đây hiện lên sống động với những màu sắc rực rỡ của muôn vàn loài hoa đặc trưng vùng núi cao nguyên, nào là sắc xanh trắng của hoa cẩm tú, giàn hoa móng cọp, hoa xác pháo, hoa sim tím, hoa thiên điểu, trà mi, địa thảo…
Một lời khuyên là bạn nên đến Thiền viện Trúc Lâm vào buổi sáng sớm để có thể trải nghiệm cảm giác “một mình một cõi”, tự do tự tại, thong dong ngắm cảnh
5.4 Khu hồ tịnh tâm ở Thiền Viện Trúc Lâm
Du khách rời khỏi vườn hoa tiến về phía dưới Thiền Viện Trúc Lâm là sẽ đến hồ tịnh tâm. xung quanh hồ là những hàng liễu rủ bóng, dưới nước có nhiều cá và rùa, tạo nên cảnh vật vô cùng sinh động. Đúng như cái tên của hồ, du khách đến đây hãy soi mình trong làn nước tĩnh lặng trong veo, bạn như trút hết mọi muộn phiền trong cuộc sống, giúp bản thân tìm thấy được sự thanh thản trong tâm hồn.
6 Một vài lưu ý khi tham quan Thiền Viện Trúc Lâm
Do Thiền Viện Trúc Lâm là chốn tôn nghiêm, nơi tu hành của nhiều Phật tử, nên du khách khi dừng chân tại đây cần phải chú ý:
– Không được buôn bán tập trung bên trong thiền viện
– Mặc trang phục lịch sự, kín đáo, váy ngắn, quần ngắn và trang phục nhạy cảm sẽ không được vào
– Du khách phải bỏ giày dép bên ngoài chánh điện, không được chụp hình và quay phim
– Du khách không được tham quan khu vực nội tăng và nội ni
– Bởi vì lối xuống hồ Tuyền Lâm có tận 140 bậc thang, nên nếu gia đình có người già yếu thì không nên đi
– Du khách di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm bằng xe máy sẽ được giữ xe miễn phí
– Bạn có thể kết hợp những điểm tham quan khác gần Thiền Viện Trúc Lâm như thác Datanla, Đường hầm đất sét, Dinh Bảo Đại 3…
Thiền Viện Trúc Lâm quả là một trong những điểm du lịch tâm linh mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố ngàn hoa. Còn chờ gì nữa mà không xách balo lên cùng khám phá ngay nào. Ngoài ra, Blogdulich.edu.vn còn có một số thông tin về điểm tham quan khác để chuyến du lịch Đà Lạt thêm phần trọn vẹn.