Rộn ràng Nghề đặt lờ ở Cà Mau mỗi mùa nước nổi kéo về

Nghề đặt lờ ở Cà Mau rất quen thuộc với người dân, không phải là nghề chính kiếm sống nhưng mỗi mùa nước nổi cũng mang lại cho họ thêm một chút thu nhập. Du lịch Cà Mau vào mùa mưa, bạn có thể theo người dân địa phương đi đặt lờ để khám phá những điều thú vị và bình yên của mảnh đất này.

Đôi nét về Nghề đặt lờ ở Cà Mau

1.1 Về dụng cụ đặt lờ 

Để bắt được cá dưới mương, đồng ruộng hay rừng ngập mặn, người dân Cà Mau sẽ dùng dụng cụ là lờ. Lờ thường có 3 loại: lờ dây chì, lờ trúc và lờ lưới:

– Lờ dây chì dạng lưới đan bằng dây chì, thường có 4 cạnh và 4 hom. Loại lờ này bền và chắc chắn nhất, có thể dùng để đánh bắt các loại cá lớn mà không sợ hư hỏng hay chúng vùng vẫy làm hỏng lờ.

– Như tên gọi, lờ trúc được đan bằng tre hoặc trúc. Loại này thường có 2 hom, hình tháp nên người dân còn gọi là lờ bánh ú. Lờ này thường được dùng để bắt các loại cá nhỏ, lươn nhưng mau hư, thường chỉ dùng được một đến hai năm.

– Cuối cùng là lời lưới. Loại này đan bằng lưới gân hoặc lưới nilon. Lờ này thường có phần khung hình tròn, có 2 hom, khá bền nên có thể sử dụng lâu dài.

Nghề đặt lờ ở Cà Mau rất đa dạng, nhà nào chỉ đặt vài cái kiếm thêm món ăn như cá lóc nướng, Lươn um lá nhàu Cà Mau thì sẽ thường dùng lờ trúc. Còn ai muốn bắt nhiều loại cá to, đi đặt đều đặn hàng ngày lấy bán thì loại lưới hoặc chì sẽ được chuộng hơn. Lờ có thiết kế giống nhau ở chỗ chỉ có đường để cho cá chui vào chứ không thể chui ra. Bên cạnh đó, lờ vẫn để khoảng hở trên mặt nước giúp cá hít thở, đảm bảo tươi sống cho đến khi người dân đến thu hoạch.

Rộn ràng Nghề đặt lờ ở Cà Mau mỗi mùa nước nổi kéo về

Lờ là dụng cụ được đan bằng tre, trúc, lưới nilon, chì để giúp người dân đánh cá ở những khu vực kênh, mương, đồng ruộng

1.2 Nghề đặt lờ ở Cà Mau thường vào tháng mấy?

Nghề đặt lờ ở Cà Mau thường diễn ra vào mùa nước nổi, khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Từ tháng 5 đến tháng chạp là lúc lượng mưa rất lớn cũng đồng thời là mùa sinh sản của các loại cá tôm. Vì thế, người dân chỉ cần men theo ruộng lúa, kênh mương là có thể tha hồ đặt lờ bắt cá. Người dân nơi đây nói rằng, mùa nước nổi thì chỉ cần đặt lờ là chắc chắn có cá, không nhiều thì ít, không có chuyện lờ trống không.

Còn vào mùa khô, thực chất vẫn có người đi đặt lờ. Thế nhưng phải là những người chuyên nghiệp, biết khu vực cá sinh sống nhiều, còn phải làm thính để dụ cá chui vào lờ nữa. Nếu đánh được cá đồng mùa khô thì bán giá cũng cao hơn vì lúc này lượng cá khan hiếm.

Rộn ràng Nghề đặt lờ ở Cà Mau mỗi mùa nước nổi kéo về

Nghề đặt lờ ở Cà Mau như một phần cuộc sống của người dân nơi đây, gắn liền với mỗi mùa nước nổi về

1.3 Địa điểm đặt lờ cá

Mùa nước nổi về, khắp nơi tại Cà Mau đều có sự xuất hiện của lờ cá. Bạn chỉ cần về khu vực làng quê các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển… là đã có thể khám phá Nghề đặt lờ ở Cà Mau này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tín đồ du lịch thì quanh khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nơi trù phú và nguồn cá tôm dồi dào nhất. Vì thế, bạn có thể kết hợp đến đây tham quan rồi xin phép người dân cùng đi đặt lờ, khám phá công việc thú vị này.

Trải nghiệm Nghề đặt lờ ở Cà Mau cùng người dân Đất Mũi

Để bắt được nhiều cá, người dân sẽ mang theo lờ, chèo thuyền vào các kênh, mương có mực nước vừa phải hoặc đồng lúa, họng đìa. Những nơi này nước chảy nhẹ, nhiều loại côn trùng, thức ăn nên cá tập trung sinh sản. Khi đặt lờ, người ta thường dùng cỏ tạo thành một lối bơi vào để dụ cá. Nếu muốn bắt được nhiều, họ còn rải thêm cám heo hoặc cơm nguội.

Thường thì đặt lờ khoảng một đến hai tiếng là người dân sẽ quay lại thu hoạch. Tuy Nghề đặt lờ ở Cà Mau không nặng nhọc nhưng công việc cứ luôn tay luôn chân. Thường đặt được khoảng 30 đến 40 lờ là họ lại quay đầu ghe để vòng lại đổ cá. Cứ như thế, một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại, chỗ nào cạn cá rồi thì ngày mai người dân lại đổi sang khu vực khác.

Với những bạn đến Cà Mau du lịch thì có thể thuê thuyền đi theo người dân xem họ đặt lờ. Hoặc nếu gặp được các anh, các chú dễ tính thì có thể xin lên ghe đi cùng. Thường đi đặt lờ, họ chỉ cần mang theo hai cái xô nhỏ. Nếu bắt được cá lớn thì để riêng một xô, còn cá nhỏ, tôm, tép, cua, ốc gì cũng đều đổ chung vào xô còn lại.

Cái ngon của các loại cá đồng này là được thiên nhiên nuôi sống, cá nhỏ nhưng rất thơm và sạch, mang hương vị đồng quê nồng đượm. Đi đổ lờ sẽ thu hoạch được chủ yếu là cá sặc, cá bổi, cá rô dăm, cá rô phi, cá chốt, cá mè v.v Thỉnh thoảng, người dân còn bắt được cả cá lóc, cá dầy, cá trê, lươn, rùa, rắn. Nghề đặt lờ ở Cà Mau thu hoạch được cá nhỏ thì kho rồi ăn với cơm, rau. Cá lớn thì có thể chiên xù, cuốn cùng bánh tráng. 

Người dân ở đây rất hiếu khách, nếu đi cùng họ thì bạn sẽ được mời về nhà ăn cơm cùng, thưởng thức bữa ăn dân dã đúng chất miền Tây sông nước. Mùa này, Hẹ nước Cà Mau mọc rất nhiều. Bạn có thể chọn ăn cá kho cùng hẹ luộc hoặc xào. Ngoài ra, hẹ cũng rất thích hợp nhúng với các món lẩu cá, lẩu mắm. Vì thế, nếu có dịp thì bạn đừng bỏ lỡ những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn này nhé.

Rộn ràng Nghề đặt lờ ở Cà Mau mỗi mùa nước nổi kéo về

Những chiếc lờ rất lớn được người dân đặt ở nơi đầu nguồn, nhiều cá, lờ phải chắc chắn để bắt được các loại cá to

Rộn ràng Nghề đặt lờ ở Cà Mau mỗi mùa nước nổi kéo về

Loại lờ nhỏ hơn, đan xơ xài bằng tre thì thích hợp để bắt các loại cá nhỏ, làm phong phú thêm bữa cơm gia đình của người dân Cà Mau

Trên đây là những thông tin về Nghề đặt lờ ở Cà Mau mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn ẩm thực của nơi đây trong hành trình du lịch Đất Mũi nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *