Đèo Cù Mông được biết đến như ranh giới giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Cung đường đèo gây ấn tượng bởi những đoạn cua hiểm trở, tuy nhiên càng lên cao càng mở ra khung cảnh thiên nhiên đẹp không nơi đâu sánh bằng. Trải nghiệm phượt đèo Cù Mông sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm xúc khó phai nhạt.
1 Đèo Cù Mông, ranh giới giữa Phú Yên và Bình Định
Đèo Cù Mông dài khoảng 7km nằm trên quốc lộ 1A, được biết đến như ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định. Sở dĩ như vậy vì chân đèo về phía bắc thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Còn về phía nam nằm trong địa phận xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Về đặc điểm, cung đèo có đỉnh cao 25m, đường dốc và nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao được bao phủ bởi thảm thực vật xanh tươi. Mặc dù không gây ấn tượng về chiều dài nhưng nhắc đến cung đường núi hiểm trở nhất Việt Nam, dân đi phượt khó có thể bỏ qua đèo Cù Mông.
Đèo Cù Mông dài khoảng 7km, có đỉnh cao 25m với cung đường dốc, nhiều khúc cua hiểm trở
Về thông tin được sách sử ghi chép lại, người Chăm sau khi thua trong trận chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành năm 1471 đã bị mất vùng đất phía bắc từ đèo Hải Vân đến Cù Mông. Cũng từ năm 1471 – 1611, ngọn đèo được phân định là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong suốt khoảng thời gian tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu chưa được xây dựng, đèo Cù Mông chính là con đường để giao thương, qua lại giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định.
2 Lịch sử xoay vần của đèo Cù Mông
2.1 Nguồn gốc cái tên
Theo thông tin Blogdulich.edu.vn tìm hiểu được, tên gọi “Cù Mông” của cung đường đèo bắt nguồn từ dải núi trải dài từ cao nguyên An Khê. Với đoạn từ Xuân Lộc (Phú Yên) đến Ghềnh Ráng (Bình Định) được ví như đầu và thân rồng con rồng đang phủ phục, còn phần đuôi chạm nhẽ vào dãy Ngọc Linh. Phía dưới chân đèo Cù Mông là nơi an nghỉ của thị sẽ Hàn Mặc Tử, cũng là điểm du lịch văn hóa – lịch sử nổi tiếng của Quy Nhơn.
Trước đây, cung đèo được gọi là Cù Mãng. “Cù” là sinh vật linh thiêng giống rồng, đầu lân, “Mãng” là con rắn thần. Khi mưa bão quét qua vùng đất này, người dân nói rằng “Cù” đã tỉnh giấc vì nghe tiếng sấm to, gió lớn, cây cỏ xung quanh bị uốn cong như linh vật đang chuyển mùnh. Đặc biệt vào những ngày mưa lớn, sóng đánh vào đá khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh rồng thần nghiêng đầu để hút nước.
Tên gọi “Cù Mông” của cung đường đèo bắt nguồn từ hình dáng dải núi trải dài tựa như con rồng đang nằm phủ phục tại vùng đất này
2.2 Truyền thuyết gắn liền với đèo Cù Mông
Về truyền thuyết gắn liền với cung đèo, tương truyền xưa kia mảnh đất từ An Khê đến Vân Canh đổ về Đa Lộc có nhiều âm binh quấy phá. Trong số chúng có con beo thân mình dài 8 thước, hai chân sau có thể đi đứng như người. Nó thường hút hết nước từ sông suối lên tận Man Khê gây ra hạn hán, đói kém triền miên.
Người dân trước tình cảnh khốn cùng đã cầu đảo cúng tế trời đất. Cảm thương trước tiếng than khóc, thiên đình đã sai thần làm mưa đưa Cù Mãng xuống trần gian. Linh thú này nằm phủ phục trên đỉnh Cù Mông để bắt beo thần, đồng thời hô mưa cho vùng đất này.
Sau cuộc chiến ròng rãi suốt mấy năm, beo thần bị Cù Mãng bắt về trời. Hằng năm cứ vào tháng 9, tháng 10 Âm lịch, cả vùng đất này sẽ có mưa gió, sấm chớp đùng đùng. Người dân tin rằng, hiện tượng này chính là cuộc huyết chiến giữa Cù Mãng và beo thần ngày xưa.
3 Trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi chinh phục cung đèo
3.1 Tận hưởng không khí và cảnh quan thiên nhiên
Hành trình phượt đèo Cù Mông không chỉ dừng lại ở chinh phục các khúc cua đầy hiểm trở, mà còn là cơ hội để bạn hít căng lồng ngực với bầu không khí trong lành, lắng nghe thiên nhiên yên bình với tiếng chim hót líu lo. Đồng thời dừng chân đôi chút, chiêm ngưỡng cảnh đẹp Phú Yên từ trên cao nhìn xuống, bắt trọn vẻ đẹp giao thoa giữa núi non hùng vĩ và biển cả bao la.
Giữa bầu không khí mát lạnh và thanh âm trong trẻo của thiên nhiên, trải nghiệm thưởng ngoạn cảnh quan dường như mang đến nhiều cảm xúc hơn cả. Từ bán đảo Vĩnh Cửu ở phía đông với những cồn cát trải dài vô tận đến bán đảo Hải Phú ở phía nam được bao quanh bởi những hòn đảo thơ mộng như hòn Nần, hòn Tôm… Tất cả xa tận chân trời nhưng như gần ngay trước mắt khi đứng trên đỉnh đèo..
Càng lên cao, khung cảnh thiên nhiên nhìn từ đèo Cù Mông càng đẹp đến mãn nhãn
3.2 Khám phá hầm đèo Cù Mông
Hầm đèo Cù Mông là một hạng mục thuộc dự án hầm đường bộ qua đèo Cả, bao gồm hàm đèo Cả, hầm Cổ Mã và hầm Cù Mông. Với chiều dài 2.600m, hầm được thiết kế theo quy mô mặt cắt mang đến một cung đường băng núi kỳ vĩ. Đó cũng chính là lý do ngay sau khi đi vào hoạt động, đường hầm đã trở thành địa điểm check-in Phú Yên được nhiều khách du lịch ưa chuộng, đặc biệt là những ai đam mê đi phượt. Hành trình vượt đèo Cù Mông sẽ là dịp để bạn tự mình trải nghiệm cung đường xuyên núi này.
Hầm đèo Cù Mông có chiều dài lên đến 2.600m
3.3 Tham quan các điểm du lịch nổi tiếng
Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu chinh phục một trong những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam mà bỏ qua cơ hội tham quan các điểm du lịch nổi tiếng nằm ngay trên đó. Dưới đây là checklist đến từ Blogdulich.edu.vn.
– Trại phong Tuy Hòa: Trại phong Tuy Hòa gắn liền với nhà thơ Hàn Mặc Tử vào những ngày tháng cuối đời. Tuy nói là trại phong nhưng không gian nơi đây tựa như một thành phố thu nhỏ giữa những dãy núi kỳ vĩ.
– Cầu Bình Phú: Được thiết kế vắt ngang con đầm lớn, cầu Bình Phú có thể nói là công trình nối thị xã Sông Cầu và thành phố Quy Nhơn với nhau. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn bãi cát trắng dịu dàng ôm theo đường bờ biển trải dài tạo nên vẻ huyền bí.
Cầu Bình Phú nằm vắt ngang qua đầm tôm nối thị xã Sông Cầu và thành phố Quy Nhơn với nhau
– Miếu Phò Giá Đại Vương: Ngôi miếu nằm ở Gò Cà, ngay chân đèo Cù Mông là nơi thờ phụng những người lính hy sinh dưới thời Vua Lê Thánh Tông.
– Vực Linh Thiêng: Người dân địa phương thường tổ chức lễ Khai sơn vào mùng 9 hằng năm tại dãy vực nằm. Đây là lễ cúng thần rừng với nghi thức phóng sinh động vật cầu may mắn.
– Bãi tắm Hoàng Hậu: Nhắc đến bãi tắm Hoàng Hậu là nhắc đến vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của ghềnh đá, làn nước xanh trong cùng bãi đá với những viên to như quả trứng.
Bãi tắm Hoàng Hậu với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ là điểm du lịch mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ khi đi phượt đèo Cù Mông
4 Những lưu ý khi băng đèo cù Mông
4.1 Hướng dẫn di chuyển
Đường đến đèo Cù Mông khá thuận tiện cho việc di chuyển. Bạn có thể chọn băng đèo bằng những phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô… tùy theo nhu cầu. Để đến đây xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cần chạy thẳng theo quốc lộ 1A đoạn đi về hướng Quy Nhơn, Binh Định. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý như đã đề cập ở trên đó là đèo có khá nhiều khúc cua hiểm trở, đòi hỏi người lái phải vững và có kinh nghiệm du lịch trước đó.
4.2 Thời gian phượt đèo Cù Mông
Khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 là thời điểm lý tưởng nhất để bạn phượt đèo Cù Mông. Lúc này thời tiết nơi đây khá đẹp, nắng ráo nên dễ dàng di chuyển cũng như dừng chân tham quan, ngắm cảnh.
Thời điểm lý tưởng để phượt đèo Cù Mông là trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 8
Đèo Cù Mông tuy không sở hữu chiều dài nổi bật, nhưng gây ấn tượng với những đoạn cua hiểm trở mang đến hội đi phượt cảm giác đặc biệt thú vị. Vi vu khám phá cung đường đèo này, đừng bỏ lỡ dịp tham quan đường hầm Cù Mông dài 2.600m, cũng như dừng chân tại các điểm du lịch nổi tiếng.