Nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng là loại hình nghệ thuật cổ truyền đã gắn bó lâu đời với phong tục tập quán và văn hóa của cộng đồng người Khmer sinh sống tại miền Tây Nam Bộ nói chung. Dừng chân du lịch Sóc Trăng, thưởng thức màn trình diễn nhạc Ngũ Âm chắc chắn sẽ là trải nghiệm mà bạn không thể bỏ lỡ.
1 Giới thiệu đôi nét về nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng
Sóc Trăng không chỉ được biết đến với nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Chùa Som Rong, Thiền viện Trúc Lâm… mà còn là cái nôi ra đời của nhiều loại hình nghệ thuật sở hữu nét đẹp văn hóa đặc sắc. Trong đó có nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng – Một hình thức trình diễn âm nhạc cổ truyền của người Khmer khiến bất cứ ai đã từng thưởng thức qua đều không khỏi thích thú.
Trải qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển tại Sóc Trăng, loại hình nghệ thuật này đã gìn giữ nhiều giá trị và ý nghĩa to lớn. Ăn bánh pía và lắng nghe nhạc Ngũ Âm chính là những hoạt động du lịch mà bạn không thể bỏ qua khi có dịp vi vu khám phá xứ chùa vàng.
Nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng là loại hình nghệ thuật cổ truyền gắn liền với đời sống của cộng đồng người Khmer
2 Khám phá nhạc Ngũ Âm – Nét đẹp văn hóa miền đất Tây Nam Bộ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc Khmer, nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng về mặt truyền thống là loại hình nghệ thuật hòa tấu gắn bó lâu bền với các nghi lễ và đời sống sinh hoạt trong phum, sóc hay những ngôi chùa hệ phái Nam Tông. Hình thức trình diễn âm nhạc này được khơi nguồn cảm hứng từ cung đình và tôn giáo của Ấn Độ cùng một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, sau đó truyền vào nền văn hóa Khmer xa xưa và tồn tại cho đến ngày nay.
Trải qua thời gian, nhạc Ngũ Âm đã tiếp thu những yếu tố ngoại sinh tạo nên sự dung hòa nhất định với nền văn hóa của cộng đồng người Khmer an cư tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Không dừng lại ở đó, loại hình âm nhạc này còn duy trì được nét đẹp nghệ thuật của mình và trở thành phong tục tập quán đặc sắc của xứ sở chùa vàng.
Tuy có tính tương đồng trên nhiều khía cạnh với hình thức nghệ thuật dân gian của một số quốc gia láng giềng hay dân tộc anh em nhưng nhạc Ngũ Âm đồng thời cho thấy nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt của con người và vùng đất Sóc Trăng địa linh một cách vô cùng rõ ràng và sống động.
Nhạc Ngũ Âm đã tiếp thu những yếu tố ngoại sinh và dần dung hòa với nền văn hóa miền Tây Nam Bộ
2.2 Giá trị của nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng
Giống như những ngôi chùa ở Sóc Trăng, loại hình âm nhạc cổ truyền này đã gắn bó sâu sắc với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Khmer từ thuở lọt lòng. Nhạc Ngũ Âm chứa đựng bên trong giá trị lịch sử – văn hóa, tâm linh, đạo đức và nghệ thuật vô cùng sâu sắc.
Hình thức trình diễn dân gian này tạo nên âm thanh, giai điệu mang tính kí hiệu. Mỗi lần nhạc Ngũ Âm Sóc vang lên tại các ngôi chùa trong phum, sóc, người dân xứ này lại không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Thông qua loại hình nghệ thuật này, mọi người như cùng hòa nguyện tâm hồn mình với nhau và tạo nên sự kết nối cộng đồng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng đặc biệt bền chặt.
Hình thức nghệ thuật này chứa đựng giá trị lịch sử – văn hóa, tâm linh, đạo đức và nghệ thuật sâu sắc
Vậy là Blogdulich.edu.vn vừa giới thiệu đến bạn nhạc Ngũ Âm Sóc Trăng. Không chỉ mang trong mình bề dày lịch sử đáng nể, loại hình nghệ thuật này còn chứa đựng giá trị và ý nghĩa to lớn. Sau khi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng hay thưởng thức đặc sản bánh ống, Bánh pía Sóc Trăng, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức màn trình diễn nhạc Ngũ Âm đầy thú vị bạn nhé. Lưu ngay loại hình âm nhạc này vào cẩm nang du lịch cá nhân để không quên trải nghiệm thôi.