Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm sẽ đưa bạn đến với ngọn núi linh thiêng, hùng vĩ nhất nhì khu vực Thất Sơn cùng nhiều địa danh, thắng cảnh nổi tiếng. Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và nhiều truyền thuyết bí ẩn, nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn vô số trải nghiệm độc đáo khi du lịch An Giang.

Thời điểm lý tưởng để khám phá núi Cấm An Giang

1.1 Giới thiệu vài nét về núi Cấm

Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) tọa lạc tại xã An Hảo, thuộc địa phận huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây cách trung tâm thành phố Long Xuyên tầm 90km và cách Châu Đốc chỉ khoảng 37km. Với độ cao hơn 700m so với mực nước biển, núi Cấm được mệnh danh là một trong số những ngọn núi hùng vĩ nhất khu vực Thất Sơn. 

Ngọn núi này sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với cây cối rậm rạp và vách đá vô cùng gồ ghề. Ở đây không có đường mòn nên việc di chuyển khá khó khăn cùng với cảnh quan thuận lợi cho những kẻ gây rối. Vậy nên giới chức trách đương thời đã hạ lệnh cấm những người này và từ đó, ngọn núi được biết đến với tên gọi núi Cấm. Theo kinh nghiệm tham quan núi Cấm thì có một số truyền thuyết lịch sử khác lại cho rằng, khi Chúa Nguyễn Ánh bị truy đuổi bởi nghĩa quân Tây Sơn đã đến trốn ở núi Cấm. Các quan đại thần tung tin đồn là trên này có thú dữ và yêu quái để ngăn cấm người dân lên đây, tránh làm cho tung tích của Chúa bị bại lộ. 

Sở hữu khí hậu trong lành, mát mẻ nên núi Cấm được ví như một “Đà Lạt thu nhỏ” của miền Tây. Ngày trước, nơi đây chỉ là một ngọn núi hoang vu, hẻo lánh nhưng từ khi phát hiện những tiềm năng mà nó mang lại, núi Cấm đã được xây dựng thành một khu du lịch sinh thái, thu hút hàng triệu các tín đồ mê xê dịch tìm đến mỗi năm.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Núi Cấm là một trong những ngọn núi hùng vĩ nhất của dãy Thất Sơn 

1.2 Nên khám phá núi Cấm vào thời gian nào là đẹp nhất?

Theo kinh nghiệm tham quan núi Cấm, bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu thuận tiện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trải nghiệm các lễ hội lớn của tỉnh An Giang thì nên khởi hành vào khoảng tháng 4 và tháng 8 trong năm. Vì lúc này là thời gian diễn ra lễ hội đua bò Bảy Núi và lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Hai sự kiện đặc sắc nhất của khu vực miền Tây. Blogdulich.edu.vn mách nhỏ một kinh nghiệm tham quan núi Cấm là bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi đi vì hai tháng này thường sẽ có mưa lớn. Ngoài ra, nếu như bạn muốn ngắm nhìn toàn cảnh An Giang mùa nước nổi từ đỉnh núi Cấm thì khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 là phù hợp nhất.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Theo kinh nghiệm tham quan núi Cấm, bạn nên đến đây vào những ngày nắng đẹp, thuận lợi để khám phá

Bật mí kinh nghiệm tham quan núi Cấm từ A đến Z

2.1 Kinh nghiệm di chuyển đến núi Cấm

Núi Cấm nằm cách Châu Đốc khoảng 37km và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hơn 250km. Kinh nghiệm tham quan núi Cấm là nếu xuất phát từ hai địa điểm này, bạn có thể tự do lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp như xe buýt hoặc xe máy. Nếu khởi hành từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung thì bạn nên di chuyển đến sân bay Cần Thơ và tiếp tục đi bằng xe bus hoặc thuê xe máy để khám phá núi Cấm.

Đi bằng xe bus

Để đến núi Cấm bằng xe bus thì trước tiên, bạn cần bắt các chuyến xe khách để di chuyển tới Châu Đốc hoặc thành phố Long Xuyên. Ba hãng xe khách uy tín mà bạn có thể cân nhắc là Hùng Cường, Thành Bưởi và Phương Trang với giá vé tham khảo từ 100.000 VND – 150.000 VND/người/lượt.

Tại bến xe Châu Đốc, bạn bắt tuyến xe bus đi theo hướng tỉnh lộ qua núi Sam, Tri Tôn và núi Cấm. Còn ở thành phố Long Xuyên thì bạn sẽ đón chuyến xe bus tại trước siêu thị Coopmart đến trạm Lộ Tẻ – Tri Tôn, sau đó đi thêm một chuyến xe nữa để đến huyện Tịnh Biên.

Phượt xe máy

Nếu đi bằng xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn nên đi theo cung đường Quốc Lộ 1A đến thẳng núi Cấm. Theo kinh nghiệm tham quan núi Cấm của các phượt thủ thì đoạn đường này khá dễ đi và cũng có nhiều điểm tham quan thú vị. Sau khi đến chân núi Cấm, bạn phải gửi xe ở nhà dân rồi di chuyển thêm một đoạn đường nữa để lên trên núi. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, xe ôm hoặc cáp treo để lên đỉnh núi nhé.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Hệ thống cáp treo lên đỉnh núi Cấm

2.2 Kinh nghiệm tham quan núi Cấm – Khám phá những địa danh đặc sắc 

Hồ Thuỷ Liêm

Hồ Thủy Liêm nằm ngay giữa đỉnh núi Cấm với tổng diện tích lên đến 60.000m2. Ở hồ nuôi rất nhiều cá chép và cá vàng cùng đa dạng các loài cá khác vì hằng năm đều có đông đảo người đi hành hương núi Cấm đến phóng sinh. Hồ Thuỷ Liêm có một cây cầu bắc ngang nối chùa Phật Lớn với những điểm dân cư trong vùng. Quanh hồ cũng được xây dựng thêm các con đường xi măng vững chắc để mọi người có thể thả bộ tham quan, ngắm cảnh. 

Hồ Thủy Liêm ở núi Cấm không hẳn là một cảnh quan quá tráng lệ nhưng nó là nơi lý tưởng để thư giãn và tận hưởng thiên nhiên trong lành. Mọi người có thể tự do đi dạo vãn cảnh và chụp vài bức ảnh lãng mạn tại đây. Hồ nước này đã góp phần tạo nên khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh đặc trưng của núi Cấm.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Phong cảnh thơ mộng tại Hồ Thuỷ Liêm

Chùa Phật Lớn

Ngôi chùa này được hình thành từ năm 1912, bên trong có một tượng Phật cao 1.8m –  Tượng Phật cao nhất ở vùng đất núi Cấm. Chính vì vậy nên nơi đây mới có tên gọi là Chùa Phật Lớn, đồng thời cũng để phân biệt với Chùa Phật Nhỏ gần đó. Chùa hướng ra Hồ Thủy Liêm nên bạn chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn từ là đến được khu vực hồ. Chùa Phật Lớn có chánh điện ba mái rất uy nghiêm, mang đậm những nét kiến trúc của đền chùa miền Bắc. Khuôn viên phía sau chùa khá rộng lớn và được trang trí với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo tinh xảo.

Đối diện Chùa Phật Lớn là tượng Phật Di Lặc khổng lồ cao tới 33.6m. Tượng được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2004 nhưng mãi đến năm 2005 mới hoàn thành, đủ để thấy được độ hoành tráng và quy mô bậc nhất. Đây là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên toàn đất nước Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Chùa Phật Lớn yên tĩnh giữa không gian núi rừng hùng vĩ

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Tượng Phật Di Lặc tráng lệ và quy mô bậc nhất Việt Nam 

Chùa Vạn Linh

Chùa Vạn Linh là một địa danh mà bạn không nên bỏ qua trong kinh nghiệm tham quan núi Cấm. Tuy không phải là ngôi chùa quá cổ xưa hay mang nét đặc trưng văn hóa lâu đời nhưng nơi đây sở hữu kiến trúc độc đáo và tráng lệ nhất hiện nay ở trên đỉnh núi Cấm. Đứng tại Chùa Vạn Linh và phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể nhìn thấy hầu hết các công trình khác tại núi Cấm. 

Cổng Chùa Vạn Linh là cánh cổng tam quan với mái ngói âm dương, được sơn trắng toàn bộ. Đi thẳng vào chùa bằng lối mòn qua vườn rau, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khuôn viên bên trong các công trình kiến trúc đặc sắc như bảo các Quan Âm 9 tầng, chánh điện 7 tầng, tháp hòa thượng khai chùa Thích Thiện Quang và tháp chuông 2 tầng hình bát giác. Phía sau những công trình này là nhiều tiểu cảnh Phật giáo như vườn Lâm Tỳ Ni, tượng Phật giảng đạo năm vị Trần Kiều Như, 18 tượng La Hán, tượng Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc cây bồ đề… Ngoài ra, Chùa Vạn Linh Núi Cấm vẫn còn nhiều còn nhiều kiến trúc đẹp khác như giảng đường, khu nhà ăn, phòng ở của các sư trong chùa… 

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Chùa Vạn Linh với lối kiến trúc độc đáo và kỳ vĩ trên đỉnh núi Cấm

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Chánh điện 7 tầng vô cùng trang nghiêm 

Công viên nước Thanh Long

Điểm đến cuối cùng trong kinh nghiệm tham quan núi Cấm chính là công viên nước Thanh Long. Đây là một công viên nước nằm ngay tại đỉnh núi Cấm và giữa những rừng cây đầy bí ẩn. Công viên nước Thanh Long có vô số trò chơi cảm giác mạnh cùng những hoạt động giải trí thú vị dưới nước cho bạn thỏa sức khám phá. Nơi đây còn có một bể tạo sóng với diện tích khoảng 3500m2 cùng các máng trượt, vòng xoắn ốc dài, suối nhân tạo, hồ vô cực… và đặc biệt nhất là khu vui chơi dành Amazon Kids riêng cho trẻ em cực thú vị.

Kinh nghiệm tham quan núi Cấm, chốn rừng thiêng huyền bí vùng Thất Sơn

Toàn cảnh công viên nước Thanh Long cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn

Vậy là tất tần tật những kinh nghiệm tham quan núi Cấm đã được Blogdulich.edu.vn bật mí trên đây. Nếu bạn là một tín đồ của các chuyến du lịch khám phá, trải nghiệm như thế này thì đừng ngần ngại lưu ngay vào cẩm nang du lịch để chuẩn bị cho hành trình vi vu An Giang cùng hội “cạ cứng” sắp tới nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *