Kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm độc đáo và mới mẻ trong chuyến đi du lịch Gia Lai. Với vẻ đẹp hoang sơ đầy bí ẩn cùng những câu chuyện quá khứ chất chứa qua bao năm tháng, nơi đây chắc chắn là điểm đến tâm linh đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ.
Trên bản đồ du lịch Việt Nam, miền đất Gia Lai vẫn luôn là một điểm nhấn đầy cuốn hút với địa hình đặc trưng và cảnh sắc núi rừng mênh mông. Chính vì thế, ngày càng có nhiều bạn trẻ về với Tây Nguyên để được hòa mình vào không khí trong lành, nguyên thuỷ của tạo hoá và chinh phục các thắng cảnh nổi tiếng như Thác K50, đỉnh Chư Nâm, Biển Hồ Chè… Tuy vậy, ít ai biết rằng tại đây còn có một Nhà thờ cổ H’Bâu nằm lặng lẽ giữa đại ngàn và mang trong mình vô vàn câu chuyện thâm trầm của một thời quá khứ. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nơi này giờ đây chỉ còn là một phế tích xưa cũ phủ đầy rêu phong. Thế nhưng đây vẫn là địa điểm tâm linh được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và người dân trong vùng cũng thường xuyên đến dâng hoa, cầu nguyện. Vậy nên để có thể tìm hiểu những nét đặc sắc của địa danh độc đáo này thì bạn lưu ngay kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu dưới đây vào cẩm nang du lịch nhé!
1 Thời điểm lý tưởng để khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu
1.1 Đôi nét về di tích Nhà thờ cổ H’Bâu – Giáo đường lâu đời nhất tại Tây Nguyên
Nhà thờ cổ H’Bâu nằm im lìm bên dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, thuộc địa phận làng Xõa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng chừng 30km. Theo lời kể của người dân trong vùng thì Nhà thờ cổ H’Bâu đã có mặt từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Di tích Công giáo cổ xưa này được xây dựng vào khoảng năm 1909 và ở phía trước của nhà thờ hiện nay vẫn còn lưu lại dòng chữ Hán Kỷ Dậu Niên là năm nơi đây được khởi công. Theo kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu, để xây dựng nên giáo đường này, những giáo dân địa phương đã tự tay phát hoang và cõng gạch leo bộ lên núi.
Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, chứng kiến biết bao biến thiên và đổi thay của dòng chảy lịch sử và chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, Nhà thờ cổ H’Bâu ngày nay đã không còn nguyên vẹn như trước. Nhà thờ cho đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại một phần của tháp chuông cùng với khu vực ở phía trước. Tuy đã trở thành phế tích nhưng nơi đây từng là điểm hành hương Công giáo nổi tiếng nhất của cả đại ngàn Tây Nguyên và cũng là nhà thờ cổ đầu tiên của miền truyền giáo Pleiku (Giáo phận Kon Tum).
Nhà thờ cổ H’Bâu nằm dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, im lặng chứng kiến biết bao thăng trầm và đổi thay của thời đại
1.2 Nên đến tham quan Nhà thờ cổ H’Bâu vào thời gian nào?
Theo kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu thì đây chỉ là một tàn tích còn sót lại nên bạn có thể đến tham quan vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu thấy phù hợp. Tuy nhiên, Blogdulich.edu.vn lưu ý rằng bạn nên xem kỹ dự báo thời tiết để có thể đi vào những ngày trời tạnh ráo, thoáng đãng. Lúc này, chặng đường leo núi cũng sẽ thuận lợi hơn chứ không trơn trượt, lầy lội. Ngòi ra, vào những ngày đẹp trời, nhiều nắng thì bạn cũng sẽ chụp được những bức ảnh xinh xắn và lung linh hơn đấy.
Đặc biệt, tháng 11 là thời gian diễn ra Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya. Với kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu của nhiều bạn trẻ, nếu đến đây vào thời điểm này thì bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một sắc vàng rực tuyệt đẹp trải dài khắp ngọn núi. Vì vậy nếu có thể sắp xếp thời gian thì hãy ghé thăm nơi này vào tháng 11 nhé!
Theo kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu của nhiều bạn trẻ, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan nơi này là vào những ngày nắng đẹp
2 Tất tần tật kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu
2.1 Hướng dẫn đường đi đến Nhà thờ cổ H’Bâu Gia Lai
Dựa trên kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu, nơi này nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km nên bạn có thể di chuyển theo cung đường Phạm Văn Đồng hoặc Quốc lộ 14 về hướng Biển Hồ. Tại đây, bạn rẽ vào con đường Tôn Đức Thắng và tiếp tục đi thẳng dọc theo đường DT617. Khi đến ngã ba, bạn rẽ trái rồi di chuyển men theo Biển Hồ tới địa phận H’Bâu. Lúc này đường đi sẽ quanh co và phức tạp hơn nên bạn có thể hỏi thăm người dân địa phương để đến được khu vực núi lửa Chư Đăng Ya.
Ngày trước, người dân bản xứ muốn đến được nhà thờ cần phải đi qua hai ngọn núi Chư Nâm và Chư Jor nhưng hiện nay việc di chuyển đã dễ dàng hơn nhiều. Từ đỉnh Chư Đăng Ya, bạn chỉ cần đi khoảng 3km xuống dưới chân núi, băng qua con đường ngập tràn hoa dã quỳ vàng rực cùng cánh đồng Ngô Sơn và vào sâu bên trong làng Xõa là sẽ bắt gặp ngay giáo đường cổ kính nằm tĩnh lặng giữa muôn ngàn sắc xanh của núi rừng.
Giáo đường H’Bâu tọa lạc giữa núi rừng Gia Lai hùng vĩ
2.2 Kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian
Ngày nay, giáo đường H’Bâu đã không còn giữ được nguyên vẹn như thuở ban đầu. Tuy nhiên, chính sự tàn phá, đổi thay của thời gian lại càng khiến cho nơi này sở hữu vẻ đẹp đặc biệt hơn. Kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu là khi đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh hòa quyện giữa thiên nhiên và con người đẹp như tranh vẽ, đồng thời cũng nhìn thấy sự sáng tạo kỳ diệu của Thiên Chúa nơi vùng đất đại ngàn xa xôi, hẻo lánh.
Khuôn viên Nhà thờ cổ H’Bâu hiện chỉ còn lại mặt trước và một phần của tháp chuông nhưng tất cả vẫn khá nguyên vẹn và vững chắc. Ngắm nhìn phế tích cổ kính này, bạn có thể hình dung về một giáo đường uy nghi, sừng sững giữa núi rừng. Toàn bộ nhà thờ là sự kết hợp độc đáo của phong cách Gothic đặc trưng và những hoạ tiết truyền thống của nhà sàn Tây Nguyên, thể hiện sự giao thoa tuyệt vời giữa kiến trúc phương Tây với những nét văn hóa bản địa.
Tuy Nhà thờ cổ H’Bâu đã rất cũ kỹ và nhuốm màu thời gian nhưng nơi đây không khiến mọi người cảm thấy hoang vu, cô quạnh mà thay vào đó là những cảm nhận về sức sống vẫn tràn ngập khắp không gian. Xung quanh giáo đường được tô điểm bởi sắc xanh mướt của cây lá cùng những khóm hoa nhiều màu do chính người dân bản địa trồng nên. Sắc hoa cỏ đại diện cho một thời kỳ mới, không được chứng kiến sự khắc nghiệt của dòng chảy lịch sử đã qua và vẫn ngày ngày bung nở vô cùng rực rỡ. Cùng với đó là sự đổ vỡ, phai tàn hiện diện ở đây dường như làm nổi bật thêm cho cảnh quan nhà thờ và đức tin khắc sâu trong tâm trí mỗi người con giáo dân.
Chịu sự tàn phá của thời gian, nơi đây hiện chỉ còn là một phế tích cũ kỹ nhưng vẫn đứng trang nghiêm, sừng sững giữa đại ngàn
Ngắm nhìn tàn tích Nhà thờ cổ H’Bâu, chúng ta vẫn có thể hình hình dung về một giáo đường tráng lệ bậc nhất Tây Nguyên
Người dân địa phương trồng rất nhiều loài hoa xung quanh nhà thờ
2.3 Kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu – Tìm hiểu ý nghĩa của giáo đường với đức tin của người dân Jrai
Thêm một kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu là bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về ý nghĩa của chốn linh thiêng này đối với dân tộc Jrai. Nơi đây không chỉ đơn thuần là một phế tích xưa cũ mà còn là minh chứng cho lòng kính mến và luôn luôn hướng về Thiên Chúa của đồng bào Tây Nguyên. Vào thời điểm Nhà thờ cổ H’Bâu được khởi công, mặc dù chỉ là một bản làng thuộc miền xa xôi, hoang vắng nhưng người dân Jrai vẫn chăm chỉ phát hoang, tự tay cõng từng viên đá nặng lên núi để xây nên giáo đường cực kỳ tráng lệ. Hiện nay trong làng đã xây dựng nhà thờ mới khang trang hơn nhưng nhiều người dân Jrai vẫn thường ghé đến đây, mang theo hoa tươi và tấm lòng thành kính để cầu nguyện. Dần dần, không chỉ có dân bản địa mà còn rất nhiều bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước tìm đến Nhà thờ cổ H’Bâu để được tận mắt chứng kiến một di tích lịch sử đặc sắc của Gia Lai.
Nhà thờ cổ H’Bâu là minh chứng cho đức tin và lòng kính mến hướng về Thiên Chúa của đồng bào Jrai
Người dân bản địa vẫn thường đến đây để cầu nguyện và bày tỏ tấm lòng thành kính của mình
Vậy là Blogdulich.edu.vn đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những kinh nghiệm khám phá Nhà thờ cổ H’Bâu – Một phế tích vẫn luôn đẹp mãi cùng năm tháng đại diện cho đức tin của đồng bào dân tộc Jrai. Nếu có dịp đến với Gia Lai, bạn đừng quên ghé thăm giáo đường cổ kính chứa đựng muôn vàn điều thú vị này nhé!