Bảo tàng An Giang là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều các bạn trẻ khi lựa chọn đi du lịch An Giang. Nơi đây không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, tư liệu về lịch sử của dân tộc Việt mà nơi ấy còn là địa điểm check-in vô cùng lý tưởng dành riêng cho các tín đồ sống ảo.
1 Đôi nét về Bảo tàng An Giang
Địa chỉ: Số 11 đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Giờ mở cửa: 07:30 – 11:00 và 13:30 – 17:00 từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần.
Giá vé tham khảo: Miễn phí vé vào cổng.
Tọa lạc ngay trong trung tâm thành phố, nằm cách Thánh đường Cù Lao Giêng khoảng 10 phút đi xe máy, cách Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc khoảng 60km, Bảo tàng An Giang đã và đang trở thành địa điểm được các bạn trẻ săn đón vì những góc check-in cực kỳ vintage. Nơi đây được trưng bày các tư liệu, hiện vật, các tranh ảnh của một thời chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa đa dạng bản sắc và cả quá trình hình thành, phát triển mảnh đất An Giang.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi đến với Bảo tàng An Giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 5 bảo vật quốc gia của nước ta gồm tượng Brahma Giồng Xoài, bộ Linga-Yoni Đá Nổi, tượng Phật đá Khánh Bình, tượng Phật gỗ Giồng Xoài, bộ Linga – Yoni Linh Sơn.
Bảo tàng An Giang tọa lạc tại số 11 đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh: Ngân
2 Di chuyển đến Bảo tàng An Giang
2.1 Di chuyển đến Bảo tàng An Giang từ thành phố Hồ Chí Minh
Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy thì bạn có thể đi thẳng đường Quốc lộ 1A để về đến thành phố Long Xuyên rồi tiếp đó bạn có thể tìm đường đến Bảo tàng An Giang bằng Google Maps hoặc hỏi người đi đường nhé!
Hoặc nếu bạn đi ô tô từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh về Long Xuyên thì bạn có thể đi lên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế việc tắc đường.
2.2 Di chuyển đến Bảo tàng An Giang bằng xe lôi
An Giang là một trong những điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn của miền Tây. Đến với nơi ấy, bạn nhất định không được bỏ qua những chiếc xe lôi ở An Giang vô cùng độc đáo và ấn tượng. Giữa bầu trời trong xanh của thành phố Long Xuyên, bạn có thể ngồi trên xe lôi dạo một vòng quanh các phố phường, sau đó đi đến bảo tàng An Giang vừa an toàn vừa được ngắm nhìn được những vẻ đẹp dịu dàng và trong trẻo của phong cảnh miền Tây thì còn gì bằng.
3 Tham quan Bảo tàng An Giang
3.1 Không gian xung quanh Bảo tàng An Giang
Khi bước vào cổng của Bảo tàng An Giang, bạn sẽ bị thu hút bởi lối kiến trúc vô cùng điệu nghệ cùng khoảng sân rộng rãi, thoáng mát, được trồng nhiều loại cây, trong đó là hàng hoa nhài đỏ với mùi hương dịu nhẹ và thư giãn.
Bên trong Bảo tàng có 4 phòng triễn lãm được trưng bày tranh ảnh và hiện vật theo từng chủ đề khác nhau. Từng phòng được sắp xếp và bày trí theo lối cổ điển, vừa tạo cảm giác hào hùng như được trở về một thời khói lửa, vừa là những góc check-in đúng điệu cho các tín đồ sống ảo.
Bên trong khu triển lãm được trưng bày các tranh ảnh và hiện vật. Ảnh: Linh Giang
Một góc vô cùng nghệ thuật tại Bảo tàng An Giang. Ảnh: Linh Giang
3.2 Khám phá 5 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng An Giang
Tượng Brahma Giồng Xoài là một tư liệu khảo cổ có giá trị rất quan trọng đối với đất nước
Tượng Brahma Giồng Xoài là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét Ấn Độ ở Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á, chúng vô cùng sắc sảo và tinh tế. Bảo vật này được làm bằng sa thạch, nặng khoảng 7,250gr, có từ niên đại thế kỷ VI – VII và được tìm thấy vào năm 1983 ở khu vực Giồng Xoài, thuộc khu di tích Óc Eo – Ba Thê. Tượng Brahma là một tư liệu khảo cổ có giá trị, nó phản ánh một phần non nước của đô thị cổ Óc Eo trong cả một cuộc hành trình tồn tại và phát triển văn hóa Óc Eo ở vùng đất Nam Bộ yêu thương.
Bộ Linga – Yoni Đá Nổi là kết quả của sự giao lưu, trao đổi văn hóa giữa cư dân Óc Eo và nền văn hóa Ấn Độ
Xuất hiện từ niên đại thế kỷ V – VI ở khu di tích Đá Nổi (thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), bộ Linga – Yoni Đá Nổi chính là thành phẩm của sự giao lưu, trao đổi và phát triển văn hóa của cư dân Óc Eo với văn hóa Ấn Độ. Hiện vật này được làm từ vàng, kim loại và đồng thau, có giá trị lịch sử đặc biệt với khu vực Đông Nam Á nói chung và văn hóa Ấn Độ ở Nam Bộ nói riêng.
Nhắc đến một trong những hiện vật tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa Óc Eo thì chúng ta không thể không kể đến tượng Phật Đá Khánh Bình. Tượng được làm bằng sa thạch hạt mịn màu xám nhạt từ niên đại thế kỷ VI – VII ở xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Từng đường nét chạm khắc trên hiện vật đều mang đậm nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Phật giáo Ấn Độ, từ đó bạn sẽ càng cảm nhận được rõ ràng hoạt động ngoại thương của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á xưa.
Tượng Phật Gỗ Giồng Xoài là bảo vật quốc gia được chế tác theo khuôn mẫu tượng Phật giáo Theravada Ấn Độ
Cùng được phát hiện vào năm 1983 ở Giồng Xoài như Tượng Brahma, tượng Phật gỗ Giồng Xoài được xem như một hiện vật cực kỳ đặc biệt và quý hiếm vì tượng được chế tác theo khuôn mẫu của tượng Phật giáo Theravada có nguồn gốc từ nước Ấn Độ. Đây là một bảo vật quan trọng đối với quốc gia, đánh dấu một dấu ấn riêng trong công cuộc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, tôn giáo và văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi Óc Eo – Ba Thê.
Bộ Linga – Yoni Linh Sơn là một bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng An Giang, chúng đại diện cho nghệ thuật chạm khắc riêng biệt của vùng văn hóa Óc Eo. Những khối bệ nhiều tầng có kết cấu và kỹ thuật tạo hình vô cùng tuyệt mỹ, có giá trị về lâu dài, giúp kết tinh những tinh hoa của một nền văn minh và phát triển một vùng văn hóa xứ sở.
Chuyên mục Cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn vừa gửi đến bạn bài viết về Bảo tàng An Giang – Một trong những bảo tàng được các bạn trẻ yêu thích. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng với những chia sẻ của Blogdulich.edu.vn, bạn sẽ có một chuyến đi thật nhiều điều thú vị.