Đặc sản ốc gác bếp tuy chỉ là món ăn chơi nhưng được rất nhiều người yêu thích tại Đồng Tháp nói riêng và miền sông nước Nam Bộ nói chung. Cùng tìm hiểu món ngon dân dã vào mùa nước nổi này thông qua bài viết sau đây nhé.
1 Ốc gác bếp là ốc gì mà được mọi người yêu thích đến thế?
Có thể nói ốc gác bếp là món ngon đặc trưng riêng tại Đồng Tháp với hương vị không lẫn vào đâu được, ai đã từng ăn qua đều sẽ có ấn tượng khó quên. Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này chính là ốc lác, loại ốc khá giống với ốc bươu vàng nhưng có dáng to, vỏ bên ngoài ám sắc vàng nhưng sự khác biệt đến từ phần thịt giòn ngọt, không bị bở mềm như là thịt ốc bươu hay quá sống dai. Ngoài là đặc sản thì ốc lác gác bếp còn là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương.
Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này chính là ốc lác
Loại ốc khá giống với ốc bươu vàng nhưng có dáng to hơn hẳn
Ốc sau khi được rửa thật sạch lớp bùn trên vỏ, cho vào giỏ bằng tre và lót trấu thì treo lên giàn bếp trong nhà để hứng khói hằng ngày
2 Hướng dẫn chế biến ốc gác bếp chuẩn vị
Để làm món ốc gác bếp đầu tiên chúng ta cần chọn những con ốc thật bự, không bị vỡ nát và đem đi rửa thật sạch lớp bùn trên vỏ, tiếp theo cho vào giỏ bằng tre và lót trấu. Tiếp theo bạn sẽ phải treo nó lên giàn bếp trong nhà, để khi nấu cơm khói bếp bay lên sẽ hun ốc trong chiếc giỏ. Sau khi đã xông khói được 4 – 5 tháng trong gió và đạt yêu cầu thì người ta mang ốc xuống, bỏ ra khỏi giỏ và chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.
Những món gác bếp ở vùng cao thường thì phần thịt sau khi được ướp và hun khói sau một thời gian sẽ teo lại, bị khô rang. Nhưng với vùng sông nước thường xuyên chống chọi với tình trạng ngập như Đồng Tháp thì dù bị phơi ốc vẫn mập mạp và có độ tươi dù xông hơi tận 4 – 5 tháng. Phần thịt ốc sạch, không bị tanh hôi hay có rong rêu như nhiều loại ốc thường thấy khác.
Ốc được chế biến ngâm với hỗn hợp sữa và trứng
Hương vị thịt ốc gác bếp ngọt thanh, giòn dai sần sật
3 Làm thế nào để nhâm nhi ốc gác bếp đúng cách?
Người dân địa phương Đồng Tháp thường chế biến ốc gác bếp thành nhiều món thơm ngon để đãi bạn bè thân thiết hay khách ghé thăm vào những nhịp đặc biệt như lễ Tết, hoặc làm quà để biếu tặng nhau. Thường đầu bếp sẽ đem ốc đi hấp sả để giữ được hương vị nguyên bản tốt nhất.
Đầu tiên người ta sẽ chuẩn bị một nồi có 4 – 5 quả trứng gà/ trứng vịt/ sữa tươi đã đánh tan, thả ốc vào trong và ngâm trong khoảng 20 phút để chúng giải tỏa hết cơn đói sau mấy tháng xông hơi gác bếp. Tiếp theo bạn cần bắt thêm nồi và lót sả bên dưới, đun cùng một ít nước và cho ốc gác bếp vào, đậy nắp trong 10 phút là xong. Để đảm bảo ốc chín hẳn bạn nên đảo qua vài lần trước khi thưởng thức nhé.
Bước cuối cùng chúng ta sẽ vớt ốc ra rổ để cho nguội. Để thưởng thức bạn sẽ lấy tăm khều thịt ốc, chấm cùng nước mắm chua ngọt, nước mắm gừng tùy ý. Hương vị thịt ốc gác bếp ngọt thanh, giòn dai sần sật hòa quyện cùng nước chấm nồng vị, đảm bảo khiến mọi thực khách mê mẩn từ lần đầu thưởng thức.
Ốc ăn cùng nước chấm chua ngọt đượm vị
Để thưởng thức bạn sẽ lấy tăm khều thịt ốc, chấm cùng nước mắm chua ngọt
4 Một số câu hỏi thường gặp về món ốc gác bếp độc đáo
4.1 Tại sao ốc gác bếp không chết?
Mới nghe ốc gác bếp 4 – 5 tháng vẫn không chết dù có vẻ vô lý nhưng lại là sự thật. Sau nhiều ngày đem đi gác bếp hẳn ai cũng nghĩ ốc sẽ không chết vì nóng cũng chết vì đói, nhưng thật ra chúng không hề chết hay teo tóp mà còn mập mạp, béo ngậy hơn.
Lý do ốc gác bếp không chết được các chuyên gia đánh giá là do hốc gác bếp vốn dĩ là khu vực nghỉ đông ý tưởng của loài ốc lác. Hơn nữa đặc tính của ốc lác miền Tây chính là ngủ vùi dưới mặt đất vào mùa khô rất lâu. Theo kinh nghiệm của cha ông ta, ốc lác sẽ vùi sâu trong đất ở trạng thái như ngủ đông trong 6 tháng mùa khô. Mưa xuống làm đất mềm ra, ốc chui lên để sinh sản, kiếm ăn.
Ốc ăn để tăng trọng lượng cơ thể trong 6 tháng mùa mưa, vừa để tích trữ dinh dưỡng cho những tháng ngủ vùi. Người dân thường bắt ốc vào cuối mùa mưa – tức là khoảng tháng 9 âm lịch, lúc ốc chuẩn bị ngủ. Thế nên khi gác lên bếp, chúng vẫn sống như lúc vùi trong đất. Hơn nữa gác bếp cũng là khu vực ít dính nước, không đánh thức ốc, có thể giữ ốc sống một đến hai năm.
Khói bếp còn giúp xua đuổi côn trùng tấn công, đẻ trứng vào ốc. Để có được hương vị ốc thơm ngon nhất người ta còn ngâm ốc với hỗn hợp sữa và 4 – 5 quả trứng gà được đánh lên. Những con ốc nghe có nước sẽ mở vỏ thò râu ria ra tìm nước, theo sau đó là miệng ốc múp míp lộ ra trông thật đáng yêu. Bởi ngủ đông thiếu nước nhiều tháng nên ốc lập tức hút nhiều nước vào cơ thể làm phần thịt thơm ngon hơn.
Hương vị dai giòn độc đáo, ngọt béo và thơm phưng phức hương vị khói bếp. Từ một món ngon dân dã chẳng biết ốc gác bếp đã trở thành đặc sản của Đồng Tháp từ lúc nào không hay. Chúng được đưa vào bán tại siêu thị với mức giá cũng chẳng hề rẻ. Thế mới thấy trải nghiệm món ốc gác bếp đáng nhớ như thế nào để chúng ta mua về thử.
Cách làm ốc gác bếp cũng đơn giản, không có chút chất bảo quản nào. Theo kinh nghiệm của các đầu bếp thường ốc để bên bếp từ 7 – 10 ngày là có thể đem xuống rửa và chế biến món ăn. Ốc dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo và thoáng mát là được.
Ốc gác bếp dù có để 4 – 5 tháng vẫn không chết
Ốc sau khi được gác bếp có vẻ mập mạp, béo ngậy hơn hẳn
4.2 Có loại ốc gác bếp Đồng Tháp nào để mua về làm quà?
Nếu nhắc đến ốc gác bếp đặc sản xuất xứ từ Đồng Tháp hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến ốc gác bếp Tình Quê. Đây là thương hiệu của anh Lê Hồng Lâm, hiện ngụ tại phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Anh từng học chuyên ngành hóa học và đã sức đầu tư nghiên cứu biện pháp giải pháp xây phòng kín để ốc được ngủ trong môi trường có nhiệt độ thích hợp, đồng thời xử lý sao cho ốc thải hết những chất tồn dư như thức ăn, phân trước khi ngủ.
Bí kíp giữ thịt ốc tươi lâu được anh chia sẻ là cần cho ốc ngủ trong điều kiện khô ráo, mát mẻ sau khi làm sạch trong khoảng 3 tháng. Sau đó ốc được tiếp tục giữ ở trạng thái nằm chờ, dinh dưỡng từ đuôi được đẩy lên nuôi cơ thể nên có thể thấy phần thân ốc trắng đẹp hẳn ra, thịt cũng ngon hơn bình thường, không tanh hay có mùi bùn của ốc mới bắt lên.
Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất ốc gác bếp cũng phải sử dụng ốc lác từ giữa cho đến cuối mùa lũ. Nguyên nhân là do thời gian này cơ thể ốc được tích tụ đủ dưỡng chất cho quá trình nghỉ đông không bị ốm. Tuy nhiên không phải loại ốc lác nào cũng tạo nên ốc gác bếp có chất lượng và tỷ lệ sống cao. Theo kinh nghiệm cá nhân anh thì những con ốc sống trong điều kiện khắc nghiệt với sức sinh tồn cao mới có hiệu quả tốt.
Ốc gác bếp Tình Quê nổi tiếng bậc nhất tại Đồng Tháp
Hy vọng với những thông tin chi tiết về ốc gác bếp trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về món đặc sản độc đáo ở Đồng Tháp nói riêng và miền Tây sông nước nói chung. Hương vị ốc, sả cùng khói bếp vương vấn trong miệng cùng nước mắm cay nồng dễ khiến thực khách thưởng thức không ngừng nghỉ.