Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử hấp dẫn. Bài viết sau Blogdulich.edu.vn sẽ dẫn bạn đến với Cửa Bắc – cổng thành duy nhất còn sót lại của thành Hà Nội với một lịch sử đầy bi hùng.

Cửa Bắc tọa lạc ở đâu?

Cửa Bắc, hay còn được gọi là Chính Bắc Môn, là một trong năm cửa thành cổ Hà Nội. Tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, di tích này mang trong mình những vết tích của thời gian và là biểu tượng văn hóa – lịch sử của kinh đô Thăng Long.

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Cửa Bắc là một trong năm cửa thành cổ Hà Nội

Lịch sử di tích Cửa Bắc

Cửa Bắc Hà Nội được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, mang kiến trúc vọng lâu, bao gồm lầu phía trên và thành lũy phía dưới. Đây cũng là một công trình lịch sử đầy bi tráng, trải qua hai trận đánh chiếm của quân Pháp.

Năm 1873 đã diễn ra trận đánh chiếm thành Hà Nội lần đầu tiên của quân Pháp. Đại úy Francis Garnier cùng với lực lượng quân tinh nhuệ được Soái phủ Nam Kỳ điều ra Hà Nội. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều yêu sách từ quân địch, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không đáp ứng. Do đó, vào đêm 19 rạng sáng ngày 20/11/1873, quân Pháp đã thực hiện cuộc tấn công bí mật, bắt giữ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và đẩy thành Hà Nội vào tình trạng thất thủ.

Năm 1882, nơi này lại diễn ra trận đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai của quân Pháp. Quân Pháp đưa quân từ Sài Gòn theo đường thủy đến thành Hà Nội. Sáng ngày 25/4/1882, Đại tá Hải quân Henri Rivière gửi một tối hậu thư đòi Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng. Tuy nhiên, Tổng đốc Hoàng Diệu quyết tử giữ thành. Đúng 8h15 ngày 25/4/1882, quân Pháp tấn công, áp sát thành Hà Nội. Dân Hà Nội đã dũng cảm chiến đấu, đẩy lùi quân Pháp và buộc chúng phải rút lui để củng cố lực lượng. Tuy nhiên, trong tình hình căng thẳng, một vụ nổ đã xảy ra, tạo điều kiện cho quân Pháp tiến vào thành. Tổng đốc Hoàng Diệu không thể giữ được thành và đã giải tán tướng sĩ, tạ tội với vua và sau đó tự vẫn.

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Vết đại bác trong trận chiến xưa vẫn còn in hằng trên di tích

Những điểm tham quan tại thành Cửa Bắc?

Sau hai trận đánh chiếm của quân Pháp, thành Cửa Bắc không bị phá hủy mà trở thành di tích lịch sử được phục dựng, bảo tồn, lưu giữ dấu vết chiến tranh cho đến tận ngày nay. Hiện nay, thành Cửa Bắc đã trở thành điểm du lịch Hà Nội thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử.

Phía bên trong và bên ngoài thành Cửa Bắc vẫn lưu giữ các dấu tích về chiến tranh, kể về một lịch sử đau thương những hào hùng của dân tộc. Trong số các dấu tích còn sót lại, hai vết đại bác lõm sâu hơn 20cm trên tường thành là minh chứng rõ ràng nhất về sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp và cũng là chứng tích cho thấy tinh thần phản kháng, không khuất phục của quân dân Hà Nội. Bên cạnh hai vết đại bác là tấm biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières “Surprise” et “Fanfare”, ý nghĩa là “Ngày 25/04/1882: Bắn phá thành bằng các pháo thuyền “Surprise” và “Fanfare”.

Lịch sử di tích Cửa Bắc Hà Nội gắn liền với hai vị Tổng đốc là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Công lao của hai vị Tổng đốc đã được ghi nhận trong các bức tượng đồng, đặt tên cho con đường chạy hai bên thành và thờ phụng ở lầu trên của thành Cửa Bắc. Khi thăm Cửa Bắc, bạn có thể lên vọng lâu phía trên thành để thắp hương tưởng nhớ công lao anh dũng vì dân tộc của hai vị Tổng đốc.

Đặc biệt, khi đến di tích Cửa Bắc, bạn có thể kết hợp tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long. Khu di tích này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, gồm nhiều di tích chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử. Một số điểm tham quan trong di tích Hoàng Thành Thăng Long bao gồm: Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu.

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Khu di tích Cửa Bắc nhuốm màu thời gian

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Lối vào Cửa Bắc

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Thành Cửa Bắc đã trở thành điểm du lịch Hà Nội thu hút nhiều du khách

Lưu ý khi ghé thăm danh thắng Cửa Bắc

Khi tham quan di tích Cửa Bắc bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Thời gian tham quan thường kéo dài từ 1 đến 3 tiếng. Do đó bạn lưu ý để có thể lập kế hoạch chuyến đi sao cho hợp lý.

– Trang phục nên gọn gàng và lịch sự, có thể mặc áo cờ đỏ sao vàng hoặc áo dài.

– Sử dụng dịch vụ hướng dẫn tham quan để có lộ trình phù hợp và hiểu rõ hơn về di tích.

– Tuân thủ các quy định do ban quản lý khu di tích đề ra, bao gồm cả không sử dụng flycam và tôn trọng di tích.

Cửa Bắc thành Hà Nội: Di tích lịch sử bi hùng của dân tộc

Khi tham quan bạn nên tuân thủ các quy định do ban quản lý khu di tích đề ra

Di tích Cửa Bắc là một trong những niềm tự hào của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Đến với Hà Nội bạn đừng quên tham quan điểm đến di tích đặc biệt này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *