Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Chùa Ông Núi là công trình linh thiêng tại đất võ Bình Định, với điểm nhấn là bức tượng Phật ngồi khổng lồ theo thế “tựa sơn vọng hải”.

Chùa Ông Núi ở đâu?

Chùa Ông Núi Bình Định là ngôi cổ tự linh thiêng của đất võ. Không chỉ gây ấn tượng với địa thế “tựa sơn vọng hải”, nơi đây còn thu hút mọi người với bức tượng Phật chùa Ông Núi có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.

Tọa lạc tại đỉnh Chóp Vung, thuộc địa phận thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định, Chùa Ông Núi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 30km. Vì thế, theo kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn của Blogdulich.edu.vn, xe máy, xe ô tô hoặc xe bus là các phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn để đến vãn cảnh Chùa Ông Núi.

Từ khu vực chân núi, để đến được Chùa Ông Núi Bình Định, bạn sẽ phải leo hết 600 bậc thang, sau đó đi bộ lên tầm 100m nữa để đến khu vực cổng chùa. 

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Chùa Ông Núi Bình Định là ngôi cổ tự linh thiêng của đất võ

Hướng dẫn đường đi đến chùa Ông Núi Bình Định

Lịch sử xây dựng chùa Ông Núi

Có tên gọi khác là Linh Phong Thiền Tự, ngôi cổ tự được xây dựng vào năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Thời ấy, vị sư Lê Ban đã đế hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu, sau đó dựng một am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Sư chuyên hái thuốc chữa bệnh nên được dân trong vùng kính trọng, đặt là ông Núi.

Năm 1733, chúa Nguyễn đã cho xây dựng lại chùa Dũng Tuyền, sau đó đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, chùa Ông Núi Bình Định đã bị tàn phá nặng nề, chỉ còn sót lại cổng tam quan và bửu tháp. Vào năm 1990, chùa Ông Núi được xây dựng lại với mái cổ lầu, lợp ngói ống, trên nóc có lưỡng long tranh châu, đôi cột trụ trước điện khắc hình rồng cuộn.

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Ngôi cổ tự tọa lạc nơi lưng chừng núi nổi tiếng với bưc tượng Phật chùa Ông Núi quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Trải nghiệm thú vị trong hành trình về với chùa Ông Núi

3.1 Khám phá tượng Phật chùa Ông Núi quy mô nhất Đông Nam Á

Trên đường đi đến chùa Ông Núi Bình Định, bạn sẽ nhìn thấy một bức tượng Phật to từ phía xa. Được khởi công vào năm 2009, quá trình hoàn thiện bức tượng Phật chùa Ông Núi trải qua nhiều giai đoạn, đến năm 2016 mới chính thức hoàn thành.

Tượng Phật chùa Ông Núi cao 69 mét, với đế tượng cao 15m và được làm hoàn toàn từ bê tông cốt thép. Tượng Phật được tạc theo thế ngồi trên tòa sen với tư thế “tựa sơn vọng hải”, hướng thẳng ra đầm Thị Nại. Phía dưới chân tượng chính là dãy hành lang La Hán, bảo tàng xá lợi Phật cùng trung tâm giảng dạy Phật học và thư viện Phật giáo.

Theo tín ngưỡng Phật giáo, nếu tượng được xây dựng theo hướng “tựa sơn vọng hải” sẽ đem đến điềm lành cho bạn. Thế nên, Linh Phong Thiền Tự đã trở thành điểm tham quan tâm linh thu hút sự chú ý của đông đảo người đến đây tham quan, vãn cảnh và chiêm bái Phật, cầu bình an, may mắn cho gia đình.

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Cổng tam quan của chùa được xây dựng lại với mái cổ lầu, lợp ống ngói

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Hành lang La Hán dẫn đến chân tượng Phật chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Gương mặt hiền từ của đức Phật chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Trong khuôn viên chùa Ông Núi còn có nhiều bức tượng Phật khác để  bạn ghé đến chiêm bái

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Bức tượng các vị La Hán được đặt dọc khắp hành lang dẫn đến chân đức Phật

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Tượng La Hán Kalyca

3.2 Chinh phục Hang Tổ bên trong Chùa Ông Núi

Sau khi chiêm bái Phật, từ trước chánh điện, bạn có thể đi theo hướng dẫn để đến được Hang Tổ. Tọa lạc trên ngọn núi phía sau chùa, Hang Tổ sở hữu bầu không gian thanh tịnh, yên bình hiếm có.

Đi vào sâu bên trong lòng hang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kỳ quan được nhào nặn dưới đôi bàn tay của Mẹ thiên nhiên. Tương truyền, hang vốn là nơi Ông Núi ngự ngày trước, vì thế, bên trong lòng hang không có quá nhiều sự thay đổi. Giữa Hang Tổ là các hòn đá tảng xếp chồng lên nhau, phía dưới là khe suối róc rách quanh năm cùng độ sâu hơn 5 mét. Vì thế, trước kia, chùa Ông Núi còn được gọi với cái tên “Dũng tuyền thạc cốc” cũng vì lẽ này.

3.3 Vãn cảnh trong khuôn viên chùa

Dù đến vãn cảnh chùa Ông Núi Bình Định vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn cũng có thể cảm nhận bầu không khí yên tĩnh, trong lành và mát mẻ. Khuôn viên chùa Ông Núi trồng rất nhiều cây xanh, lại có một hồ nước rộng trong vắt nên rất thoáng đãng.

Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ nhìn thấy các điện thờ được xây dựng theo kiến trúc thuần Việt với mái ngói đỏ au, nhấp nhô dưới tán cây cổ thụ xanh rì cùng các hàng cột thẳng tắp dọc hai hiên chùa. Lúc này, bầu không khí quẩn quanh mùi trầm hương khiến lòng người thêm yên bình. Từ chánh điện, bạn đi theo hướng Tây sẽ nhìn thấy một cây cầu nhỏ dẫn đến mộ Tháp và Hang Tổ phía sau.

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Khung cảnh yên bình bên trong khuôn viên chùa Ông Núi

3.4 Hòa mình vào bầu không khí lễ hội

Vào độ 24 tháng Giêng hàng năm, tại chùa lại tổ chức hội Chùa Ông Núi. Đây là thời điểm tín đồ Phật giáo từ tứ phương quây quần về dưới chân tượng Phật chùa Ông Núi để chiêm bái, cầu bình an, ấm no. Vì thế, nếu muốn được một lần cảm nhận bầu không khí lễ hội rộn ràng nơi Linh Phong Thiền Tự, bạn có thể ghé đến đất võ vào khoảng thời gian này.

3.5 Ngắm biển Cát Tiến từ trên cao

Tọa lạc ở vị thế cao 129 mét so với mực nước biển, thế nên, đứng từ sân chùa Ông Núi và phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ nhìn thấy được toàn cảnh biển Cát Tiến với làn nước xanh rì. Lúc này, có cảm tưởng rằng bầu trời và đại dương như hòa lẫn vào nhau, vẽ nên bức tranh rực rỡ chào đón những vị khách từ phương xa ghé đến.

Chùa Ông Núi, tọa độ linh thiêng với tượng Phật ‘tựa sơn vọng hải’

Từ khuôn viên chùa Ông Núi, bạn có thể nhìn thấy biển Cát Tiến với làn nước xanh rì

Những điều lưu ý khi tham quan Chùa Ông Núi

Để hành trình vãn cảnh chùa Ông Núi Bình Định thêm thú vị và đáng nhớ, bạn đừng quên lưu lại ngay những điều Blogdulich.edu.vn gợi ý bên dưới vào cuốn sổ tay cẩm nang du lịch nhé:

– Nếu có ý định vãn cảnh chùa Ông Núi, bạn nên xuất hành vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9. Đây là thời điểm Quy Nhơn bước vào mùa khô, trời trong, ít mưa, phù hợp để tham gia các hoạt động ngoài trời

– Ăn mặc kín đáo, nói chuyện từ tốn khi tham quan chùa Ông Núi

– Không đặt lễ mặn tại chính điện

– Hạn chế quay phim, chụp ảnh

– Không vứt rác bữa bãi

– Mang theo nước uống, kem chống nắng, ô dù, mũ, áo khoác

Với bức tượng Phật tọa lạc tại vị thế đắc địa, chùa Ông Núi đã trở thành điểm tham quan tâm linh có ý nghĩa to lớn nơi đất võ Bình Định. Trong hành trình về với Quy Nhơn vào một ngày đẹp trời, đừng bỏ qua cơ hội ghé đến vãn cảnh, chiêm bái Phật nơi Linh Phong Thiền Tự bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *