Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) vang danh bởi câu chuyện dùng cắm cây thẻ để phá ếm của người Trung Hoa. Nhưng theo Blogdulich.edu.vn được biết thì nơi đây còn nhiều điều thú vị hơn thế, hãy cùng theo chân chúng mình du lịch An Giang và ghé thăm ngôi chùa linh thiêng này nhé!
Theo các pháp sư cho biết, Cao Biền trấn phù bia là một loại bùa trấn yểm linh mạch. Bùa khiến cho nơi bị trấn yểm sẽ không xuất hiện người tài. Sau khi phát hiện ra, Phật Thầy Tây An đã sai ông Đạo Lập khai quật và đục bỏ những chữ trên bùa rồi đem về chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài). Cùng nhờ câu chuyện đó mà ngôi chùa này được các tín đồ tôn giáo ghé thăm và hương khói hàng ngày.
1 Đôi nét về chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài)
1.1 Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) ở đâu?
Địa chỉ: Bờ kênh Vĩnh Tế hiền hòa, Bồng Lai.
Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 10km và là nơi lui tới của các tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương. Chùa được khởi công vào đầu thế kỷ XIX, tức một khoảng thời gian sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Ngôi chùa này được nhiều người biết đến thông qua câu chuyện khám phá ra vùng đất Thất Sơn. Đặc biệt, địa điểm du lịch tâm linh này còn lưu giữ một trong 5 cây thẻ mà Đức Phật Thầy Tây An và Đức Cố Quản Trần Văn Thành đã cắm, theo truyền thuyết cho rằng vật phẩm này dùng để phá ếm của người Trung Hoa. Đây là một nơi linh thiêng xứng đáng được xếp vào 1 trong những điểm đến của trong chuyến du lịch An Giang của bạn.
1.2 Phương tiện đi đến chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài)
Để đến chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài), bạn có thể chọn nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, tàu thủy, xe khách hoặc tự túc. Nếu di chuyển bằng đường thủy, chuyến đi có thể khởi hành từ đầu nguồn kinh Vĩnh Tế và theo tuyến Châu Đốc – Giang Thành. Còn đối với đường bộ, bạn có thể đi xe tự túc từ gần Đình Vĩnh Tế, sau đó rẽ phải vào Cống Đồn nằm trên bờ kinh Vĩnh Tế. Tại đây, bạn tiếp tục đi theo con đường trải nhựa dọc bờ kinh thêm khoảng 5km nữa là có thể thấy chùa Bồng Lai nằm phía bên kia bờ kinh, đi qua chiếc cầu treo là đến chùa. Bạn cần lưu ý thông tin này để tiện di chuyển và tránh bị lạc đường nhé!
Chiếc cầu treo bắc qua kênh Vĩnh Tế
2 Nguồn gốc của chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài)
Vào năm 1861, chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) được tạo ra do ông Đạo Lập (1832 – 1891). Ông là một trong Thập Nhị Hiền Thủ của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Ngoài tinh thông về tư tưởng Phật pháp, ông còn có biệt tài trị bệnh cứu người. Hàng năm, tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương và người dân đổ xô về chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) để tổ chức Lễ vía ông vào ngày 30/9 âm lịch. Điều này cũng được xem như sự tri ân đối với ông Đạo Lập – Nhân vật lịch sử đã gắn liền với những huyền thoại linh thiêng.
Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng
3 Điều gì khiến chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) trở nên đặc biệt?
3.1 Sự kết hợp giữa Phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo
Nếu chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) gây ấn tượng với bạn bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Á và Âu thì tại đây lại đan xen giữa 2 đạo phái khác nhau. Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) có một đặc điểm nổi bật và khác biệt chính là phía trước cúng Phật Như Lai nhưng phía sau thì thờ trần điều, Đức Phật Thầy Tây An, ông Đạo Lập và cụ cử Đa – Nhân sĩ chống Pháp sang núi Tà Lơn để tu luyện pháp thuật nhằm giải phóng nước nhà. Lúc ban đầu chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương nên chỉ thờ trần điều. Nhưng thời gian sau có một sư cô đến tu hành và được người dân chấp thuận và từ đó nơi đây bắt đầu thờ Phật. Do đó, khi đến đây bạn đừng bất ngờ vì sự kết hợp giữa Phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo nhé!
Khung cảnh bên ngoài của chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài)
3.2 Di tích của cây thẻ
Sát bờ kinh Vĩnh Tế, di tích của cây thẻ tại chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) chỉ còn lại gốc nằm dưới một hố sâu. Phía trên cây còn có bệ thờ và bài vị đề chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương, Tây Phương Bạch Đế”. Theo tương truyền rằng, cây thẻ có thể trị bệnh nan y. Vì thế có một số người lén đẽo thân cây thẻ về nhà để làm thuốc cho thân nhân bị đau ốm, bệnh tật. Sau một khoảng thời gian, nhà chùa mới tìm lại được hai mảnh của thân cây dài tầm 3 tấc, ngang 1,5 tấc, dày hơn 6 phân và hiện nó được đặt trong lồng kiếng bên cạnh bài vị của ông Đạo Lập. Ban đầu thân và gốc cây thẻ thì nằm dưới hố sâu, sau này được đào lên và cũng được đặt trong một lồng kiếng. Tất cả đều được bảo quản cẩn thận bằng hàng rào thép để bạn có thể chiêm ngưỡng. Ngoài ra, một số nơi khác như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, chùa Hoà Thạnh (chùa Cây Mít) cũng là những địa điểm vừa xinh đẹp vừa gắn liền với những câu chuyện thú vị, huyền bí như thế này.
Di tích của một trong năm cây thẻ
Nếu không xét dưới góc độ mê tín dị đoan, bạn nhận thấy rằng việc cắm cây thẻ tại chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) không phải là phá thế ếm của bia Càn Long, mà chính là khẳng định chủ quyền của tiền nhân khi đến khai phá vùng đất mới. Hành động này chính đáng bởi đây là một công cuộc gian lao, hiểm trở mà đôi khi họ còn phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của chính mình.
Phong cảnh thơ mộng bên bờ sông của chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài)
3.3 Dù chùa Bồng Lai bị tàn phá vẫn mang vẻ đẹp như thuở ban đầu
Cũng giống như chùa Phước Thành , trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nơi đây cũng là địa điểm trú ngụ của biết bao quân giải phóng. Nhiều lần chùa bị bom Mỹ làm hư hỏng mất vài gian phòng, khiến các sư phải dời lên núi Sam, nhưng vẫn lấy tên chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài). Năm 1988, chùa được xây lại trên nền đất cũ trước đây và tính đến thời điểm hiện tại thì vẫn giữ nguyên hiện trạng. Còn ngôi chùa trên núi ấy đến nay vẫn tồn tại song song với chùa Bồng Lai ở xã Vĩnh Tế như một bằng chứng cho quá trình lịch sử đầy thăng trầm của nơi đây.
Theo thông tin trong cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn vừa cung cấp thì chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) không chỉ là nơi dành cho các tín đồ tôn giáo mà còn hiện thân như một minh chứng lịch sử oanh liệt lúc bấy giờ. Bạn có muốn đi một chuyến du lịch tâm linh tại An Giang không?