Di tích Đình Tân Hưng có gì đặc sắc? Theo chân Blogdulich.edu.vn khám phá trong chuyến du lịch Cà Mau nhé. Địa điểm du lịch tại vùng đất cực Nam Tổ quốc với ý nghĩa lịch sử – văn hóa to lớn này hứa hẹn sẽ mang đến bạn trải nghiệm vô cùng ấn tượng đó. Còn chần chừ gì mà không dừng chân nơi đây thôi.
1 Tổng quan về Di tích Đình Tân Hưng
Địa chỉ: Ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông cha ta đã để lại nhiều khu di tích ghi dấu chiến công lẫy lừng ngay trên chính mảnh đất cội nguồn. Bên cạnh Bến tàu không số Vàm Lũng, Hồng Anh Thư Quán, Di tích Đình Tân Hưng là một trong số những điểm dừng chân thời hoa lửa đỏ đong đầy ý nghĩa văn hóa và lịch sử cách mạng.
Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên ở Cà Mau đồng thời là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng và Mặt trận chống Pháp, không dừng lại ở đó còn được biết đến như điểm tâm linh cầu an, cầu phúc quen thuộc của người dân trong vùng. Có thể nói, đây là khu di tích gắn liền với sự phát triển của miền đất bùn xứ Mũi dù là lịch sử hay văn hóa cả xưa và nay.
2 Hướng dẫn cách di chuyển tới điểm di tích
Di tích Đình Tân Hưng có vị trí cách trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 12km. Thông thường các bạn gần xa muốn dừng chân khám phá nơi đây này sẽ đón taxi hoặc thuê xe máy ở Cà Mau di chuyển tới khu di tích. Cung đường dẫn đến điểm du lịch phổ biến nhất là đi dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông tới Quốc lộ 1A, sau đó từ đây rẽ vào đường Lý Văn Lâm – nơi tọa lạc của Di tích Đình Tân Hưng nổi tiếng. Chốn dừng chân của bạn sẽ nằm bên phía tay phải hướng đi.
Di tích Đình Tân Hưng là điểm tham quan lưu giữ nét đẹp văn hóa lịch sử vùng đất Cà Mau
3 Những nét đặc sắc chỉ có thể tìm thấy tại Di tích Đình Tân Hưng
3.1 Lịch sử hình thành ngôi đình
Đình Tân Hưng vốn là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm. Vào năm Tự Đức thứ 5, ngôi đình từng được vua Tự Đức sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng. Sắc thần của vua lúc này ghi 8 chữ: Chánh trực, Hựu hiện, Đôn ngưng, Chi Thần.
Năm 1907, nơi đây được người dân xây dựng lại dựa trên cấu trúc cũ. Tuy nhiên do thời gian và chiến tranh mà đình bị phá hủy gần như hoàn toàn, phải đến sau này thì chính quyền địa phương mới có thể dựng một ngôi đình nhỏ hơn trên nền đất xưa. Năm 2014, Di tích Đình Tân Hưng được phục dựng và nâng cấp thêm nhiều hạng mục đẹp mắt. Từ đó đến nay, điểm tham quan này không chỉ sở hữu vẻ ngoài khang trang hơn mà còn thu hút đông đảo tín đồ du lịch gần xa dừng chân để khám phá về lịch sự – văn hóa đặc sắc xứ này.
Ngôi đình được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 25/9/1992
3.2 Kiến trúc Di tích Đình Tân Hưng
Trong quá trình phục dựng và nâng cấp, Di tích Đình Tân Hưng có thêm nhiều hạng mục mới bên khu đền thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh đó là hệ thống nghi môn, giao thông hào, nhà khói, bia lưu niệm Mặt trận Tân Hưng, thiết bị đèn chiếu sáng… Khuôn viên điểm di tích cũng được bao quanh bởi cây xanh rợp bóng mát cùng đường nội bộ, hàng rào bảo vệ và các khu khác riêng biệt.
Điểm nhấn của di tích nằm ở kiến trúc đình chính gồm 1 gian 2 chái. Nhìn chung, lối thiết kế Nam Bộ thời xưa từ Chùa Phật Tổ (Quan Âm Cổ Tự) đến Đình Tân Hưng đều có một số điểm đặc trưng như mái lợp ngói âm dương, nóc đúc rồng chầu… Ngay khi bước qua cổng, chào đón bạn sẽ là bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ đặt ngay trước đình, 2 bên là những trụ gạch vuông vững chãi, đỉnh đắp bông sen đá bắt mắt.
Đi vào bên trong tham quan, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy gian thờ chính của đình là nơi thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh. Khu vực này được bố trí uy nghi với bệ trưng bày lớn, trên đó có gươm giáo, trống đình, hình ảnh rồng, hạc… rất đa dạng. Một khu khác nơi đây rất được người dân địa phương thường xuyên lui tới đó là gian thờ ảnh Bác Hồ.
Lối kiến trúc đậm chất Nam Bộ nơi đây hứa hẹn sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ
3.3 Hoạt động diễn ra tại di tích đình
Đình Tân Hưng không chỉ có ý nghĩa lịch sử rất lớn mà còn sở hữu nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất cuối trời cực Nam, tiếp nối cha ông giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc quý báu. Từ bao đời, đối với người bản địa, đây đã là nơi mà họ gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên.
Hàng năm vào mùng 10 và 11/5 âm lịch, người bản địa cùng tín đồ khám phá thập phương sẽ tề tựu về Di tích Đình Tân Hưng tham dự Lễ Kỳ yên tức lễ tế Thần Hoàng, lễ cầu an. Ngoài ý nghĩa tâm linh đó là bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần phò hộ, sự kiện này được tổ chức còn nhằm tưởng nhớ tới những chiến sĩ cách mạng, những người đến từ thế hệ ông cha đã ngã xuống trên mảnh đất để quê hương để thế hệ tiếp bước có thể sống trong đất nước tự do, độc lập.
Tại Đình Tân Hưng có một gian riêng thờ di ảnh của Bác Hồ nhằm thể hiện tấm lòng của người dân địa phương đối với vị lãnh tụ vĩ đại
Vậy là Blogdulich.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn Di tích Đình Tân Hưng. Đây là một trong số những địa điểm tham quan tại Cà Mau rất nổi tiếng thu hút đông đảo các bạn gần xa dừng chân tham quan, khám phá. Có dịp “oanh tạc” vùng đất Nam Bộ hiền hòa, chân chất, mọi người lưu ngay điểm di tích này vào Cẩm nang du lịch để không quên ghé thăm tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử cách mạng, nét đẹp văn hóa cũng như ngắm nhìn lối kiến trúc ấn tượng nơi đây nha.