Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Việt Nam mình gắn bó với nhiều câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, trong đó không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng – Hai vị anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Tô ra khỏi Giao Chỉ. Vì thế, mỗi năm tại Hà Nội lại tổ chức nhiều lễ hội đặc biệt để tưởng nhớ công ơn của hai Bà, trong đó nổi bật và đặc sắc nhất chính là lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh.

Sơ nét về đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh – Nơi diễn ra hoạt động tưởng nhớ Hai Bà Trưng

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bạn sẽ tìm thấy 103 nơi thờ cúng Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh nằm rải rác trong 9 tỉnh, thành phố (chỉ riêng huyện Mê Linh đã có đến 25 di tích ở 13 xã). Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất, thờ tự hai vị anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đền được lựa chọn làm nơi tổ chức lễ hội Hai Bà Trưng thường niên vì ở đây không chỉ là nơi ghi lại dấu ấn thiêng về 2 vị nữ anh hùng – liệt nữ lúc thơ ấu, bình sinh, mà còn là nơi khắc ghi quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt của dân tộc thời đầu Công nguyên. Đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc Gia năm 1980.

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Đoàn diễu hành mặc trang phục màu đỏ rực rỡ cầm cờ hiệu đi trên đường phố mừng lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Ngựa và voi tượng trưng cho Hai Bà Trưng

1.1 Kiến trúc của đền Hai Bà Trưng được xây dựng như thế nào mà được chọn làm nơi trang trọng tổ chức lễ hội thường niên? 

Đền Hai Bà Trưng thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh nằm trên một khu đất cao và rộng lớn, có thể nhìn ra bờ đê sông Hồng vô cùng bình yên và thanh tịnh. Đền có diện tích vừa, khoảng 129.824 m2, với nhiều công trình kiến trúc bên trong có thể kể đến như Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ bán nguyệt, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh; đền thờ thân phụ – thân mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu của ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh,…

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Đền Hai Bà Trưng với lối cấu trúc chữ Tam 

Đền có lối kiến trúc khá đặc biệt khi được xây dựng theo hình chữ “tam” – 3 đường thẳng nằm ngang song song với nhau, bao gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc. Cũng vì có lối kiến trúc đặc biệt cũng như tọa lạc trên mảnh đất Mê Linh hào hùng nên Đền Hai Bà Trưng được lựa chọn làm địa điểm tổ chức lễ tưởng niệm và nhớ ơn Hai Bà hàng năm. 

Sơ lược về Hai Bà Trưng và chiến thắng hào hùng trên mảnh đất Mê Linh

Hai Bà Trưng là tên chỉ chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị – Hai người đã có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Tô ra khỏi đất Mê Linh. Trong sử sách viết lại, Trưng Trắc và Trưng Nhị được xem là những thủ lĩnh khởi binh nhằm chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán. Từ đó, lập ra một quốc gia mới với kinh đô đóng tại Mê Linh. Trưng Trắc tự phong là Nữ Vương, còn gọi là Trưng Vương. Thời kì của Hai Bà Trưng xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2. 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh – Đặc sắc hoạt động tưởng niệm, nhớ ơn vị anh hùng dân tộc

3.1 Giới thiệu về lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh 

“Đố ai nêu lá quốc kì

Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời

Yếm, khăn đội đá vá trời

Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?”

Bạn có thể biết đến rất nhiều lễ hội Hà Nội nổi tiếng có thể kể đến như Hội Gióng Sóc Sơn, Phù Đổng hay lễ hội đền Cổ Loa và cả đền Hai Bà Trưng nữa. Từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng, không chỉ người dân ở huyện Mê Linh mà cả khu vực Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng đều nô nức kéo về thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh để tham dự lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh nổi tiếng. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương vì thế du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu được thêm về văn hóa đặc sắc của huyện Mê Linh nói riêng và miền Bắc nói chung. 

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Lễ hội sẽ bắt đầu với truyền thống khiên kiệu Trưng Trắc đi trước

3.2 Ý nghĩa của lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trưng 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục cũng như khuyến khích truyền thống yêu nước, nhằm góp phần nâng cao tinh thần và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng đồng thời góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh truyền thống, một nét đẹp văn hóa của vùng đất Mê Linh đến với các tầng lớp nhân dân, đưa ra tầm quan trọng, giá trị lịch sử của di tích Quốc gia – Đền Hai Bà Trưng. Đưa nơi này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Lễ hội mang một màu sắc vô cùng đặc biệt trong lòng người dân huyện Mê Linh, cũng như Hà Nội và các tỉnh thành lân cận và được lưu truyền nối tiếp từ đời này sang đời khác. 

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Những người phụ nữ mặc áo dài đỏ, đóng khăn và cầm cờ hiệu diễu hành

3.3 Các hoạt động đặc sắc bên trong lễ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh

Vào ngày mồng 4 tháng Giêng, dân làng sẽ làm lễ mộc dục để thay bao sái tượng Vua Bà. Sau đó ở làng Hạ Lôi sẽ tổ chức lễ tế ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng là Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng.

Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi chính là nghi thức giao kiệu: Khi bắt đầu lễ rước kiệu thì kiệu Trưng Trắc sẽ đi trước đến đường kéo quân để về đình làng thì kiệu Trưng Trắc sẽ né sang một bên để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình thì sẽ đảo lại để kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên sẽ có người dân chào đón hai Nữ Vương tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.

Cuộc tế lễ trang trọng sẽ diễn ra tại đình làng Hạ Lôi vào sáng ngày mồng 6 tháng Giêng. Vào ngày chính hội, dân làng sẽ đưa tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Thứ tự rước kiệu sẽ ngược lại so ngày rước hai bà về đình làng. Sau đó, từ mồng 7 đến mồng 10 tháng Giêng sẽ là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ – khao quân, tạ lễ. Không chỉ nhân dân Mê Linh mà còn rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội và hái lộc cầu may. Các trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đấu vật hay cờ tướng cũng sẽ được tổ chức náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã.

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Kiệu của Trưng Trắc sẽ khởi hành đi trước sau đó đến kiệu của Trưng Nhị

Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng

– Lựa chọn những trang phục thoải mái và lịch sự, tránh làm ảnh hưởng đến không khí tôn nghiêm của buổi lễ.

– Thắp hương và đốt vàng mã ở đúng nơi quy định để tránh gây mất trật tự an ninh cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường.

– Không xả rác bừa bãi là mất mỹ quan đô thị hay chen lấn, xô đẩy. 

– Các hành động chiếm đoạt lễ vật để cầu may hay lấy lộc đều phạm pháp, vì thế bạn nên tránh xa nhé! 

– Lễ hội đặc biệt đông người nên cũng sẽ rất dễ xảy ra trộm cắp, mất mát vì thế bạn nên bảo quản thật tốt tư trang của mình cũng như không mang nhiều tiền, vật quý giá. 

– Lưu ý trong mùa dịch hiện tại, bạn phải đeo khẩu trang cũng như thực hiện đúng quy tắc 5K, rửa tay thường xuyên nữa nhé! 

Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Người dân từ khắp nơi nô nức đưa gia đình đến đây tham dự ngày lễ hội đặc sắc này

Hy vọng qua bài viết này, Blogdulich.edu.vn đã chia sẻ thật chi tiết đến bạn lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh vô cùng đặc sắc và náo nhiệt. Nếu đến với thủ đô, đường nên bỏ qua lễ hội Hà Nội đặc sắc này nhé! Những trang phục đầy màu sắc, những phong tục, truyền thống đặc biệt nhất định sẽ cho bạn nhiều kỉ niệm đẹp tại đất Hà Thành. Đừng quên tham khảo cả những địa điểm vui chơi tại Hà Nội của Blogdulich.edu.vn bạn nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *