Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng là dịp để người dân nơi đây sát lại gần nhau hơn và cũng tạo cơ hội giúp bạn hiểu hơn về một hoạt động văn hóa tiêu biểu của dân tộc Khmer. Vì thế, nếu bạn muốn du lịch Sóc Trăng thì nên ghé đến đây vào cuối tháng 8 âm lịch để hòa mình vào không khí lễ hội này nhé!
Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng chính là sợi dây tinh thần gắn kết người dân nơi đây lại với nhau. Cũng giống như Lễ hội Ok om bok Sóc Trăng đây là hoạt động truyền thống văn hóa tôn giáo mang nhiều giá trị tinh thần mà con người cần hướng đến. Bao gồm tinh thần hiếu đạo của con cháu đối với tổ tiên, tình đoàn kết keo sơn gắn bó giữa láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
1 Sơ nét về Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng
1.1 Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng là gì?
Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng của dân tộc Khmer là một nghi thức lớn mang đậm màu sắc tín ngưỡng. Lễ hội này lấy lý tưởng “Cây có cội, nước có nguồn” làm chủ đạo nên mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.
1.2 Ý nghĩa Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng
Ý nghĩa của Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng có nhiều khía cạnh. Đầu tiên, thông qua phong tục đặt cơm vắt sẽ thể hiện lòng bác ái, báo hiếu của con cái đối với ông bà, cha mẹ. Đây được xem là ngày lễ của tình thân, tình người mà không phân biệt huyết thống, giới tính, thành phần giai cấp. Như bạn có thể thấy chữ hiếu không dừng lại ở phạm vi cá nhân, gia đình mà còn được lan tỏa ra khắp cộng đồng. Nó không chỉ được thể hiện thông qua việc báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà lan rộng ra cả chúng sinh, từ vong linh có thân bằng quyến thuộc đến không có con cháu cúng kiến. Điều này có ý nghĩa như tư tưởng “xá tội vong nhân” của người Việt Nam. Nhìn chung thì ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn này khá giống với Lễ hội Thác Côn.
Ngoài ra, Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng còn là dịp để bà con Khmer phát triển tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm. Vì mỗi khi tổ chức lễ hội này thì cả dân làng sẽ phân công thay phiên nhau mang lễ vật, nhang đèn, hoa quả, cơm vắt vào chùa cúng. Họ có thể chia thành từng nhóm nhỏ để luân phiên thực hiện nhiệm vụ dâng lễ vào chùa cho các sư thầy A char tụng kinh, cúng kiến. Sự phân công ấy cũng phần nào thể hiện cách làm việc, phối hợp nhịp nhàng cùng tinh thần gắn kết sâu sắc. Nhờ đó mà nơi đây đã thành công trong việc phát huy tính cộng đồng mạnh mẽ trong sinh hoạt tâm linh.
Như bạn có thể thấy, Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng có thể giúp tính cộng đồng, gắn bó của người dân thêm thân thiết. Đây là tình cảm son sắt đã được vun đắp qua nhiều thế hệ dù gặp bao nhiêu khó khăn thì vẫn giữ mãi khối đại đoàn kết keo sơn bền chặt. Bức tranh đa dân tộc ở Nam bộ cũng nhờ đó mà đầy màu sắc hơn.
1.3 Nguồn gốc
Từ tháng 8 âm lịch hằng năm, khi Lễ Vu Lan của người Kinh, Hoa vừa kết thúc thì cũng là lúc cánh đồng lúa chín vàng. Giống như người Kinh, từ xưa dân tộc Khmer đã quan niệm con người sau khi chết sẽ tùy theo nghiệp thiện ác mà được tái sinh nơi cõi trời hay bị đày ở chốn địa ngục và biến thành ma quỷ. Vào ngày Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng diễn ra phước và tội sẽ nhân gấp nhiều lần, con người phải nên làm việc thiện để hạn chế những nghiệp năng và tích thêm công đức. Xuất phát từ đó nên người Khmer Sóc Trăng sẽ tổ chức lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho vong linh của các bậc sinh thành, người quá cố trong thân tộc. Ngoài ra, dân làng còn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến tổ tiên, người đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
2 Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng với nét tín ngưỡng đặc sắc
Thời gian: Ngày 29/8 và 1/9 âm lịch hằng năm.
Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng thường diễn ra trong 3 ngày. Cụ thể, ngày thứ nhất thì mỗi gia đình đều cần tân trang lại nhà cửa cho sạch sẽ, lau chùi bàn thờ tổ tiên. Sau đó bày dọn mâm cỗ thịnh soạn, có rượu, trà, bánh trái đầy đủ để những thành viên trong gia đình cùng sum tụ, đốt nhang thành khấn mời linh hồn ông bà và người quá cố về cùng con cháu. Khi xế chiều, các thành viên sẽ ăn mặc chỉn chu và tiếp tục nghi thức dọn cơm cúng ông bà rồi mời linh hồn của họ đến chùa nghe sư thầy tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Ngoài ra, các vị achar sẽ lấy nắm cơm vắt được đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư thầy rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn không có con cháu. Đến ngày thứ hai, khi được các sự tụng kinh cầu siêu cho các vong linh, người dân Khmer cần chuẩn bị cơm và các lễ vật khác trước để mang vào chùa tổ chức cúng chính. Ngày cuối cùng, mỗi hộ gia đình sẽ lại tiếp tục chuẩn bị mâm cơm nhưng với mục đích khác chính là mời vài vị sư cùng họ hàng quyến thuộc đến nhà tụng kinh cầu siêu cho riêng linh hồn của người thân quá cố. Riêng phần chuẩn bị cho ông bà, người thân đã mất thì gia đình đó còn phải làm thêm một chiếc thuyền bằng chuối bẹ, hắn thêm cờ phướn, 2 hình nộm và các thức cúng khác mỗi thứ 1 chút (bao gồm gạo, tiền vàng mã, quần áo giấy, muối,…). Sau đó, họ thắp nhang, đèn rồi mang thuyền thả dưới sông gần nhà để đưa người thân đã mất đi về lại thế giới bên kia. Có một điều thú vị là gần như hầu hết những người Khmer đều mang trong mình dòng máu yêu thích âm nhạc. Vì thế, sau khi làm lễ cúng ông bà, họ quây quần cùng tổ chức ăn uống và cùng hòa ca, múa hát. Thông qua hoạt động đó đã giúp mọi người quên đi vất vả trong cuộc sống mà lại thêm gắn kết, keo sơn.
Sau khi Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng kết thúc, người dân nơi đây tin rằng dịp này đã mang lại sự an lạc trong cuộc sống và hạnh phục của các hộ gia đình. Tuy không tưng bừng nhộn nhịp như Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng nhưng đây vẫn là dịp để mọi người có cơ hội dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với nhau. Ngay cả khi Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng kết thúc thì dư âm về hoạt động ý nghĩa ấy vẫn còn đó. Nó nhắc nhở mọi người sống phải luôn nhớ đến nguồn cội, biết ơn những người đã khuất và gắn bó với cộng đồng.
3 Lưu ý khi tham gia Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng
Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng diễn ra trong không khí tôn nghiêm, long trọng vì thế khi đến đây tham dự, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Lựa chọn trang phục phù hợp cả về hình thức đến màu sắc.
– Những vật phẩm giá trị như điện thoại cần được đặt trong tầm ngắm để tránh mất mát.
– Chuẩn bị trước nhàng đèn, vật phẩm để thể hiện sự thành tâm và tránh trường hợp bị nói thách.
– Giữ thái độ tôn nghiêm, kính trọng các sư thầy và những người hành hương khác.
– Có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi diễn ra Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng.
4 Hình ảnh đặc sắc về Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng
Sau khi tụng kinh cho các vong linh của người thân quá cố cho dân làng, các sư thầy sẽ dùng bữa là những lễ vật được dâng cúng
Ngày đầu tiên của Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng, người trong xóm sẽ chia nhau ra thành từng nhóm để luân phiên cúng dường cho nhà chùa
Cuộc sống ngày càng phát triển nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng sẽ bị mai một theo thời gian. Ngược lại, những hoạt động ý nghĩa và mang bản sắc văn hóa như thế này cần được bảo tồn và gìn giữ để nhắc nhở thế hệ con em sau này về các đức tính hiếu thuận nên có. Nếu có cơ hội tham dự lễ hội này, bạn nhớ lưu lại những kỉ niệm, khoảnh khắc hay cảm nhận của bản thân vào cẩm nang du lịch nhé!