Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Phủ Hòa Thân là một biệt phủ thời nhà Thanh được xây dựng cực kỳ xa hoa. Nơi đây cũng trở thành điểm tham quan nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách gần xa.

Giới thiệu phủ Hòa Thân

Phủ Hòa Thân còn được biết đến với một cái tên khác đó là Cung Vương phủ. Người Trung Quốc có câu nói rất nổi tiếng là: “Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử nhà Thanh”. Ý nghĩa câu nói này thể hiện sự xa hoa của biệt phủ và quyền lực của Hòa Thân đã ghi dấu ấn rất lớn trong lịch sử của Trung Quốc.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Phủ Hòa Thân là công trình đã có tuổi đời hơn 200 năm tuổi

Phủ Hòa Thân hiện nay nằm tại phố Liễu Ấm, quận Tây Thành, ngay khu vực trung tâm của Bắc Kinh. Đây là một công trình kiến trúc cổ xưa, được bảo tồn nguyên vẹn sau hơn hai thế kỷ. Phủ Hòa Thân rất rộng lớn, xa hoa, gắn liền với nhiều câu chuyện ly kỳ dưới triều đại nhà Thanh. Theo Blogdulich.edu.vn, với những bạn yêu thích lịch sử thì có dịp du lịch Trung Quốc, phủ Hòa Thân chắc chắn là điểm đến không thể nào bỏ lỡ.

Lịch sử của phủ Hòa Thân

2.1 Về “Đệ nhất tham quan” Hòa Thân

Nếu là một fan ruột của các bộ phim cổ trang Trung Quốc, chắc chắn bạn đã từng nghe đến tên “quan tham” Hòa Thân. Ông làm quan dưới triều nhà Thanh, đời Vua Càn Long. Ông cũng là đại diện cho câu “dưới một người, trên vạn người”, có ảnh hưởng rất lớn đến những biến động lịch sử của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Chân dung Hòa Thân, vị quan tham nức tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Hòa Thân lúc sinh thời là sủng thần của Hoàng Đế Càn Long. Ông vừa là một tham quan nức tiếng, đồng thời cũng là một tay chơi có hạng. Dân gian lưu truyền rằng, Hòa Thân từng cực kỳ to gan tuyên bố : “Thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có. Thứ gì Hoàng Thượng không có thì ta cũng phải có”. Thoạt nghe câu nói này có phần phô trương, kiêu ngạo nhưng trên thực tế lại không ngoa chút nào.

Sự giàu có và xa hoa của Hòa Thân đã được chứng minh là chẳng hề thua kém bậc Quân Vương, tức vua Càn Long. Theo sử sách ghi lại, số gia sản của Hòa Thân lớn đến mức bằng quốc khố 15 năm của cả nhà Thanh cộng lại. Ông ta đã sống một đời vô cùng vương giả, xây nên phủ Hòa Thân, cho đến nay đã được liệt vào danh sách di tích bảo hộ trọng điểm của Quốc gia.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Công trình được xây dựng rất bề thế và nguy nga

2.2 Quá trình xây dựng phủ Hòa Thân

Vào năm Càn Long thứ 41 (1776), Hòa Thân đã cho xây dựng một biệt phủ đệ nhất hoành tráng nằm bên cạnh hai hồ Tiền Hải và Hậu Hải. Biệt phủ nằm ở phía Đông Bắc Tử Cấm Thành, bạn đầu được gọi là “Hòa đệ” theo họ của Hòa Thân. Quá trình xây dựng phủ Hòa Thân đã tiêu tốn rất nhiều tiền của. Những thứ xa xỉ, quý hiếm nhất đều được Hòa Thân lựa chọn để tạo nên biệt phủ nức tiếng và xứng tầm với quyền thế, địa vị của ông ta.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Phủ đệ được xây dựng để thể hiện quyền lực của Hòa Thân trong triều đình lúc bấy giờ

Đến năm 1799, sau khi Vua Càn Long qua đời, Vua Gia Khánh lên ngôi đã cho bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn Đề đốc của Hòa Thân, khám xét phủ đệ và tịch thu tài sản của ông ta. Tổng số tài sản thu được lên đến hơn 20 triệu lượng bạc trắng. Sau đó, Vua Gia Khánh đã ban lụa trắng cho Hòa Thân để tiễn ông ta lên đường. Phủ Hòa Thân về sau được bàn giao lại cho Khánh Hi Thân vương Vĩnh Lân, là em trai ruột của vua Gia Khánh.

Đến năm 1851, biệt phủ này thuộc quyền sở hữu của Cung Trung Thân vương Dịch Hân và đổi tên thành Cung Vương Phủ. Tên gọi này được dùng cho đến tận ngày nay. Trong thời kỳ dân quốc, Cung Vương phủ bị bán cho giáo hội, rồi sau đó lại được mua lại bởi Phủ Nhơn Đại học làm giảng đường. Sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công, công trình này thuộc về chính phủ và mở cửa cửa để đón khách vào tham quan.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Những lầu sơn son thếp vàng không thua kém gì hoàng cung

Khám phá kiến trúc tráng lệ của Phủ Hòa Thân

Dưới triều đại nhà Thanh, Viên Minh Viên được xem là công trình đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc với quy mô cực kỳ lớn, thiết kế tinh xảo, kỹ thuật xây dựng vô cùng công phu. Hòa Thân cũng muốn xây dựng riêng cho mình phủ đệ bề thế như vậy nhưng lại e ngại thiên hạ gièm pha nên ông chỉ dám mô phỏng cổng Tây Dương của Viên Minh Viên. Các công trình khác trong Phủ Hòa Thân cũng lấy cảm hứng từ Viên Minh Viên nhưng chỉnh sửa đôi chút để tránh lời hiềm nghi.

Trải qua binh biến loạn lạc, Viên Minh Viên đã bị phá hủy hoàn toàn còn phủ Hòa Thân vẫn giữ được nguyên trạng. Cùng cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn xem công trình này có gì ấn tượng mà lại được xem là quốc bảo của du lịch Trung Quốc nhé.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Khung cảnh tuyệt đẹp của Phủ Hòa Thân khi đông tới

3.1 Quy mô Phủ Hòa Thân

Ngay từ cổng vào của Phủ Hòa Thân đã đủ khiến bạn choáng ngợp với sự bề thế, tráng lệ. Diện tích biệt phủ lên đến 60.000m2, hồ nước rộng mênh mông, khắp khuôn viên đều phủ đầy bởi bóng cây mát rượi, hoa thơm cỏ lạ. Trong phủ gồm có hai khu chính là phủ đệ và hoa viên.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Bên trong Phủ Hòa Thân là lối kiến trúc sang trọng, đậm chất hoàng gia

Phủ Hòa Thân được xây dựng với 99 căn phòng mang ý nghĩa “mãi mãi dư thừa”. Thiết kế dinh thự vô cùng hoàn hảo, thể hiện vẻ đẹp đúng chất hoàng gia. Người Bắc Kinh tin rằng tại đây có hai “Tĩnh mạch rồng” một là “rồng đất” trong Cung điện mùa hè, còn lại là “rồng nước” chính là phủ Hòa Thân.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Giường ngủ của Hòa Thân cũng được thiết kế rất tinh xảo

Theo sử sách Trung Quốc chép lại, Hòa Thân đã đích thân quy hoạch, thiết kế và trang trí cho dinh thự của mình theo tiêu chuẩn khắt khe của cung điện. Các chuyên gia sử học đánh giả chỉ 1 cây cột nhà trong phủ Hòa Thân cũng đã có giá tới 2,7 tỷ NDT (tương đương gần 9.500 tỷ VND).

3.2 Kiến trúc Phủ Hòa Thân

Phủ Hòa Thân được bố trí theo kiểu “Tam Lộ Ngũ Tiến”, kiến trúc tinh xảo và vô cùng rộng lớn. Phần mái dùng ngói lưu ly xanh, mô phỏng theo kiến trúc dành cho Phủ Đệ Thân Vương dưới thời nhà Thanh. Các chi tiết trang trí trong phủ đều được chạm trổ vô cùng tinh xảo, sử dụng các loại gỗ quý hiếm.

Là một tay chơi chính hiệu nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều tâm tư, công sức để tôn tạo phủ đệ xa hoa hết mức. Hoa viên được đặt tên là Tụy Cẩm Viên. Tại đây trồng đủ loại cây cảnh, lúc bấy giờ đẹp chẳng thua kém gì Ngự Hoa Viên của Hoàng Đế. Tại đây Hòa Thân còn cho làm núi nhân tạo đồ sộ, 50 Cảnh Điểm phân bố đều ở 3 trục Đông, Tây, Trung.

Ngoài hai khu phủ đệ và hoa viên, Hòa Thân cho xây dựng thêm một tòa lầu lớn, sơn son thếp vàng trên núi nhân tạo. Nơi đây để phục vụ cho thú ngắm trăng, ngâm thơ và đọc sách. Để đến tham quan tòa lầu này, bạn sẽ phải băng qua hành lang dài, hai bên là những cây cột được trang trí hoa văn cực kỳ tỉ mỉ. Lối đi này khá dốc, không xây bậc thang chính là biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức của Hòa Thân luôn luôn thuận lợi, không gì có thể cản bước.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Khuôn viên Hoa viên được chăm chút cực kỳ tỉ mỉ

Chưa dừng lại ở đó, trong Phủ Hòa Thân còn có hai ngọn núi nhân tạo. Phía trong mỗi ngọn núi, Hòa thân cho đặt một vật trấn trạch. Vật thứ nhất là một con tỳ hưu rất lớn được tạc từ ngọc phỉ thúy xanh cực kỳ quý hiếm. Đến Hoàng Đế Càn Long lúc bấy giờ cũng chỉ sở hữu một con tỳ hưu nhỏ hơn và được làm từ bạch ngọc, không thể so sánh với ngọc phỉ thúy. Vật trấn trạch thứ hai là tấm bia chữ “Phúc” ngự bút của vua Khang Hy bị Hòa Thân chiếm làm của riêng.

Khám phá Phủ Hòa Thân, biệt phủ của tên tham quan nức tiếng lịch sử

Núi nhân tạo nguy nga là nơi đặt vật trấn trạch

Trên đây là những thông tin về Phủ Hòa Thân, công trình có ý nghĩa cực kỳ to lớn phản ánh lịch sử Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc thì bạn đừng bỏ qua điểm tham quan này nhé và cũng đừng quên sắm cho mình một chiếc vali chất lượng từ Blogdulich.edu.vn để sẵn sàng đồng hành trong mỗi chuyến đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *