Cua ngâm tương là một trong những món geotgal mang đến cho khách du lịch trải nghiệm khám phá ẩm thực độc đáo. Hương vị đặc trưng của hải sản sống có thể hơi khó ăn lúc ban đầu nhưng sẽ nhanh chóng khiến bạn mê mẩn bởi độ béo ngậy và đậm đà nhờ vào việc kết hợp với tương.
1 Khám phá món cua sống ngâm tương Hàn Quốc
Cua ngâm tương hay cua sống ngâm tương là món ngon dễ làm và ăn rất tốn cơm của người Hàn Quốc. Xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17, món ăn này trong tiếng Hàn được gọi là gejang (ge nghĩa là cua, jang là tương/ gia vị) hoặc Gejeot tùy từng vùng miền. Đây là một trong các loại Geotgal – món ướp muối hoặc ngâm tương ăn kèm với cơm có hương vị đặc trưng độc đáo được nhiều khách du lịch Hàn Quốc yêu thích.
Gejang truyền thống hay ganjang gejang có cách chế biến khá đơn giản, chủ yếu sơ chế cua sống sạch sẽ rồi ngâm trực tiếp với tương. Ngày nay, người ta còn cho thêm bột ớt Hàn Quốc vào tạo nên vị cay hấp dẫn, đồng thời át đi mùi vị đặc trưng của hải sản tươi sống. Loại cua ngâm tương nêm nếm thêm gia vị được gọi là yangnyeom gejang.
Xuất hiện từ thế kỷ 17, cua sống ngâm tương được biết đến như đặc sản Hàn Quốc với hương vị thơm ngon, lạ miệng
2 Nguồn gốc món cua sống ngâm tương
Theo thông tin do Blogdulich.edu.vn tìm hiểu, nhiều cuốn sách từ thời Joseon (1392 – 1910) ghi chép rằng gejang xuất hiện từ thế kỷ 17. Cua ngâm tương là đặc sản thời xưa và thường được dùng như món ăn kèm trong bữa cơm của các Hoàng đế Hàn Quốc qua nhiều thế kỷ.
Theo cuốn Sallim Gyeongje, gejang ban đầu được làm bằng cách ngâm cua đồng trong hỗn hợp muối, rượu gạo trong, bã rượu hoặc nước muối, dấm và tương. Phương pháp chế biến này vừa giúp cua bảo quản được lâu hơn, vừa tạo nên một món ngon lạ miệng. Theo cuốn Gyuhap Chongseo, để cua ngọt thịt và đậm đà hơn, một bước quan trọng khi làm món này là đặt những chúng vào hũ sành và cho thêm vài miếng thịt bò sống nhỏ.
Với cách chế biến tương đối đơn giản, gejang giúp người Hàn Quốc xưa bảo quản được những con cua tươi ngon lâu hơn
2 Điều gì tạo nên hương vị độc đáo của món cua ngâm tương đặc sản?
2.1 Những con cua ngâm tương thơm ngon, chắc thịt
Trước đây, người Hàn Quốc chủ yếu dùng chamge – một loại cua đồng Trung Quốc thường sống ở các dòng sông, suối, ven cửa sông hoặc đồng lúa để chế biến gejang. Cua bắt ở hạ lưu sông Imjin vào mùa thu được đánh là ngon nhất vì nhiều trứng và gạch. Nhìn chung, chamge không có thịt đầy đặn như cua nước mặn nhưng hương vị đặc trưng lại rất phù hợp để chế biến gejang. Ngoài ra, những con cua này có lớp vỏ dày hơn nên khi ngâm tương bảo quản được nhiều tháng
Tuy nhiên hiện nay, khi lượng cua đồng Trung Quốc ngày càng giảm theo thời gian vì mất đi môi trường sống, người Hàn Quốc bắt đầu sử dụng các loại cua nước mặn như cua biển và ghẹ để chế biến món cua sống ngâm tương.
Ghẹ có hai mùa trong năm là tháng 4 – tháng 6 khi những con cái đầy trứng và thịt trắng ngọt và từ tháng 9 – tháng 10 khi thịt cua đực thơm ngon, béo ngậy. Còn cua nước mặn thì có thể mua được quanh năm, nếu muốn tự chế biến món này tại nhà thì Blogdulich.edu.vn mách bạn nên chọn những con cua gạch lớn, tươi sống để dễ ăn và chế biến. Cả cua biển và ghẹ đều có kích thước lớn hơn cua đồng, thịt nhiều hơn và chỉ cần ngâm tương khoảng 1 tuần là ăn được.
Trước đây người ta thường dùng chamge để chế biến cua ngâm tương, tuy nhiên ở hiện tại đã đổi thành cua nước mặn
Nếu muốn tự chế biến món cua sống ngâm tương Hàn Quốc tại nhà, bạn nên chọn loại cua gạch có kích thước lớn, chắc thịt
2.2 Chế biến cua theo phong cách ẩm thực Hàn Quốc
Như đã đề cập ở trên, cua sống ngâm tương Hàn Quốc có hai loại là ganjang gejang và yangnyeom gejang. Sự khác biệt giữa hai loại này chủ yếu đến từ gia vị. Bạn có thể tham khảo cách chế biến của cả hai để mua đúng ý hoặc tự chế biến tại nhà.
Ganjang gejang
Cua mua về sơ chế sạch sẽ, sau đó xếp vào một hũ sành làm bằng đất nung và ướp muối trong khoảng 6 tiếng đồng hồ. Trong lúc đó chuẩn bị nước sốt gồm dầu mè, đường, hành lá và ớt tươi thái nhỏ, tỏi và gừng băm.
Sau khi lấy cua ra khỏi hũ và đặt vào bát thì đổ nước sốt đã đun sôi vào. Lặp lại quy trình này từ 2 – 3 lần để dễ dàng thấm đẫm vị của sốt. Ganjang gejang hay món cua ngâm tương truyền thống có thể ăn được sau 2 tuần kể từ khi chế biến và bảo quản được lâu hơn.
Ganjang gejang sở hữu hương vị thơm, nồng đặc trưng, sau khi chế biến nên để khoảng 2 tuần để sốt thấm vào thịt cua
Cua sống ngâm tương thường xuất hiện trong bữa ăn của người Hàn Quốc, có thể dùng chung với với cơm hoặc biến tấu thành nhiều món ngon
Yangnyeom gejang
Món cua sống ngâm tương này là sự hòa quyện giữa vị cay và ngọt của ớt bột xay với lê Hàn Quốc, cùng các loại nguyên liệu đặc trưng như hành tây, gừng, tỏi, hạt mè và dầu mè. Sau 12 tiếng, bạn có thể thưởng thức yangnyeom gejang. Món ăn Hàn Quốc được biến tấu độc đáo, có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhất trong vòng 2 – 3 ngày kể từ khi chế biến.
Yangnyeom gejang được cho thêm ớt bột xay với lê Hàn Quốc, do đó ăn vào cảm nhận được vị cay, nồng hấp dẫn
Nếu còn đang chưa biết ăn gì hay mua gì về làm quà trong hành trình kéo vali đến với đất nước Hàn Quốc xinh đẹp, cua ngâm tương sẽ là gợi ý không nên bỏ lỡ. Bởi vì món ăn này bảo quản được lâu nên bạn có thể thoải mái mua về cho gia đình, bạn bè mà không lo gây ảnh hưởng đến chất lượng khi di chuyển. Nhìn chung, nếu không quá thích vị đặc trưng của hải sản tươi sống và ăn được cay, hãy ưu tiên mua hoặc thử qua món yangnyeom gejang. Ganjang sẽ là sự lựa chọn lý tưởng hơn cho những bạn từng ăn món này trước đây và mê mẩn hương vị mặn, nồng thơm ngon.