Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Thăng Long tứ trấn là hình ảnh biểu trưng cho đời sống tâm linh cùng vẻ đẹp kiến trúc xa xưa của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cùng theo chân Blogdulich.edu.vn dạo quanh một vòng nhé bạn ơi!

 Đền Bạch Mã phía đông thuộc Thăng Long tứ trấn

Địa chỉ: 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 09:00 – 17:30

Đền Bạch Mã là một phần của quần thể Thăng Long tứ trấn, còn được gọi là “Trấn Đông thành Thăng Long’. Đây là nơi thờ thần Long Đỗ, tức Rốn Rồng, vị thần theo văn hóa người Hà Nội cổ. 

Ngôi đền được xây dựng từ năm 866, gắn liền với giai thoại vua Lý Công Uẩn đến cầu đảo để xây thành năm Canh Tuất 1010. 

Tương truyền thời bấy giờ, thành xây mãi không xong. Lúc này, khi quan, lính đến cầu đảo, họ nhìn thấy một ngựa trắng từ đền bước ra. Điều đặc biệt là ngựa đi đến đâu đều để lại dấu chân theo hướng Đông Tây.

Vua sai người đắp thành theo dấu chân ngựa liền trở nên vững chãi. Lúc này, vua sai người tu sửa đền, phong hiệu thần Long Đỗ là “Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương’, đền được phong ‘Bạch Mã linh tử’.

Dần dà, hình ảnh ngựa trắng thờ phượng linh thiêng đã trở thành dấu chỉ nhận biết ngôi đền thuộc Thăng Long tứ trấn. Bên trong đền ngày nay vẫn còn đó những cổ vật có giá trị cùng kiến trúc nghệ thuật đặc sắc dù trải qua nhiều lần trùng tu.

Điểm nhấn của ngôi đền thuộc Thăng Long tứ trấn phải kể đến khung nhà gỗ cùng hệ thống cột gỗ lim khổng lồ, bộ đỡ mái được xây theo kiểu ‘giá chiêng chồng rường con nhị’ và chạm khắc hoa văn thời Nguyễn.

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Bạch Mã là một phần của quần thể Thăng Long tứ trấn, còn được gọi là “Trấn Đông thành Thăng Long’

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Bạch Mã sở hữu vẻ đẹp truyền thống đầy ấn tượng

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Ngày nay, đền là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều di vật quý có giá trị lịch sử

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền là nơi thờ thần Long Đỗ, tức Rốn Rồng, vị thần theo văn hóa người Hà Nội cổ

Đền Voi Phục trấn phía Tây

Địa chỉ: 306B Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00

Đền Voi Phục là danh thắng sở hữu vẻ đẹp hoài cổ miên man cùng bầu không khí linh thiêng, thu hút nhiều người ghé đến chiêm bái, dâng hương. Đặc biệt, năm 1962, đền được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích văn hóa. 

Tọa lạc trên gò Long Thủ quay về hướng Nam, chếch về phía Đông, đền gây ấn tượng với địa thế hấp thu sinh lực vũ trụ, thánh thần, đồng thời là hướng đế vương ngự. Đây là nơi thờ thần Linh Lang, người có công giúp vua Lý Thái Tổ chống quân Tống, giặc Mông Nguyên thời nhà Trần.

Đền Voi Phục sở hữu kiến trúc cổ kính nhuốm màu thời gian với ba lối dẫn vào chánh điện. Giữa sân đền là giếng nước hình bán nguyệt chạm khắc đôi rồng mây ngụ ý ‘tụ thủy tụ phúc’, tức ‘cầu nước cầu no đủ’. Mái đình cong cong in đậm dấu ấn kiến trúc xưa, được chạm rồng, phượng, lân, hổ, châu uốn lượn mềm mại đầy ấn tượng nhưng không kém phần trang nghiêm.

Chánh điện tại đền Voi Phục có 5 gian bày lỗ bộ, ở giữa là bài vị, ngai vàng chạm khắc tỉ mỉ với tượng thần Linh Lang ngự vị trí cao nhất. Trong khi đó, Hậu đường là nơi thờ mẹ của thần Linh Lang cùng ba vị Thánh mẫu.

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Voi Phục là danh thắng sở hữu vẻ đẹp hoài cổ miên man cùng bầu không khí linh thiêng

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Voi Phục sở hữu kiến trúc cổ kính nhuốm màu thời gian với ba lối dẫn vào chánh điện

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Mái đình cong cong in đậm dấu ấn kiến trúc xưa, được chạm rồng, phượng, lân, hổ, châu uốn lượn mềm mại 

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Những chi tiết chạm trổ tinh tế trên mái đình cong cong

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Giữa sân đền là giếng nước hình bán nguyệt chạm khắc đôi rồng mây ngụ ý ‘tụ thủy tụ phúc’, tức ‘cầu nước cầu no đủ’

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đứng từ đền, bạn có nhìn thấy cầu Thủ Lệ yên bình

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Chánh điện tại đền Voi Phục có 5 gian bày lỗ bộ với tượng thần Linh Lang ngự vị trí cao nhất

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Tượng cặp voi phục tại sân đền

Đền Kim Liên trấn phía Nam

Địa chỉ: 144 Kim Hoa, phường Hoa Liên, quận Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00

Ngự tại phía Nam Thăng Long tứ trấn, đền Kim Liên là nơi thờ phượng thần Cao Sơn Đại Vương phù trì người dân khỏi thiên tai bão lũ.

Đền Kim Liên được xây trên gò đất cao phía Đông đầm Kiêm Liên, với cổng và cửa chính đều quay mặt về hướng Tây. Phía trước gò là cổng, cột, hai gian bên sân gạch, trong khi kiến trúc chính lại nằm hẳn trong khuôn viên.

Khuôn viên chính của đền Kim Liên được chia thành Nghi môn, Đại bái và Hậu cung, xây dựng theo kiến trúc truyền thống, sử dụng gạch lớn thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt, chính điện có hình chữ đinh độc đáo. 

Ngày nay, đền Kim Liên là nơi lưu giữ các cổ vật có giá trị, như 33 bản sắc phong thời lê, Nguyễn, tấm bia đá ‘Cao Sơn Đại Vương Thần Từ Bi Minh’ ngự ban năm 1510, v.v.

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Kim Liên là nơi thờ phượng thần Cao Sơn Đại Vương

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền được xây theo kiến trúc truyền thống với mái đình vút cong

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Khuôn viên đền rợp bóng cổ thụ rất mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người khi ghé đến dâng hương, chiêm bái

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Những tiểu cảnh bên trong khuôn viên sân đền 

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Gian nhà sau toát lên vẻ đẹp cổ kính với tường sơn vàng 

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Chánh điện tại đền luôn nghi ngút hương khói, toát lên bầu không khí linh thiêng của chốn thờ phượng

Đền Quán Thánh trấn phía Bắc

Địa chỉ: đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00

Là di tích thứ tư thuộc quần thể tứ trấn Hà Nội, đền Quán Thánh được biết đến với hai tên là Trấn Vũ Quán và đền Quán Thánh, là nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, người cai quản phương Bắc, giúp dân diệt trừ yêu ma, quỷ quái.

Đặc biệt, danh thắng thuộc Thăng Long tứ trấn này được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa truyền thống với tam quan, tiền đế, trung đế, hậu cung và sân bái. Cổng ngoài đền là bốn cột trụ hình phượng hoàng đấu lưng, trên đỉnh là con nghê kiêu hãnh. Xung quanh cột trụ là các chi tiết chạm trổ nổi hình cá hóa rồng, mãnh hổ hạ sơn, các câu đối cổ.

Nổi bật nhất tại di tích phải kể đến tượng thần Trấn Vũ đúc từ đồng đen, cao 4 mét, nặng 4 tấn, tái hiện sự tài hoa của nghệ nhân Hà thành.

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Quán Thánh  là nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, người cai quản phương Bắc, giúp dân diệt trừ yêu ma, quỷ quái

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền Quán Thánh ngự trên đồi cao với tầm nhìn thoáng đãng

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Khung cảnh yên bình trong sân đền

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đền được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa truyền thống với tam quan, tiền đế, trung đế, hậu cung và sân bái

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Đến Đền Quán. Thánh, bạn sẽ nhìn thấy những công trình toát lên vẻ đẹp rêu phong nhuốm màu thời gian

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Tượng thần Trấn Vũ đúc từ đồng đen, cao 4 mét, nặng 4 tấn, tái hiện sự tài hoa của nghệ nhân Hà thành

Du ngoạn Thăng Long tứ trấn, ngắm nhìn văn hóa thủ đô xưa cũ

Gian nhà cổ trong khuôn viên đền Quán Thánh

Thăng Long tứ trấn là hình ảnh biểu trưng cho văn hóa, nét đẹp đời sống tâm linh của bao thế hệ người dân thủ đô. Dẫu trải qua hàng năm lịch sử, thế nhưng tứ trấn Hà Nội vẫn hiên ngang ở đó, song hành cùng người dân, trở thành biểu tượng không thể thay thế của vùng đất kinh kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *