Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Hoàng cung Thái Lan là địa điểm được nhiều tín đồ du lịch lựa chọn tham quan để khám phá các triều đại vàng son rực rỡ của quốc gia này. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá xem điểm đến ấn tượng này có gì đặc sắc.

Thái Lan là một quốc gia mà người dân khá tôn kính hoàng gia. Vào những ngày lễ để tôn vinh các thành viên hoàng gia, Các bức ảnh thờ, đền thờ và biển quảng cáo của nhà vua và thái hậu được trình bày một cách đầy tự hào trên khắp các xứ sở Chùa Vàng. Bên cạnh những điều ấy, cung điện Thái Lan cũng là một niềm tự hào cực lớn lao của người dân Thái Lan. Tại quốc gia này có khá cung điện lộng lẫy và bề thế, trong đó, nổi bật nhất là Hoàng cung Thái Lan. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá những điều đặc biệt nhất trong hoàng cung xinh đẹp này. 

Hoàng cung Thái Lan – Điểm đến ấn tượng với lịch sử xứ Chùa Vàng

Địa chỉ: Phra Borom Maha Ratchawang, Phra Nakhon, Bangkok

Giờ mở cửa: 8h30 – 15h30

Giá vé: 500 Baht – khoảng 350.000 VNĐ (bạn có thể truy cập vào website https://www.royalgrandpalace.th/en/home để biết thêm thông tin được cập nhật mới nhất)

Hoàng cung Thái Lan là một điểm đến tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Bangkok. Đây là điểm đến được nhiều tín đồ du lịch lựa chọn để chiêm ngưỡng các tòa nhà tráng lệ cũng như phong cách kiến trúc độc đáo, tráng lệ. 

Hoàng cung Thái Lan từng là nơi ở của các triều đại vua Rama I – V. Hiện tại Hoàng cung Thái Lan là nơi được sử dụng để tổ chức các nghi lễ hoàng gia và tiếp đón các vị khách quý của vua hay nhà nước. Ngoài ra, Hoàng cung Thái Lan còn là nơi đặt hài cốt của các vị vua và thành viên cấp cao trong gia đình hoàng tộc trước khi được hỏa táng.  

Hoàng cung Thái Lan được xây dựng trên phía Tây hòn đảo nhân tạo Rattanakosin sau đợt di dời kinh đô từ Thonburi về phía Đông Bangkok của vua Rama I sau khi lập ra triều đại Chakri. Vị trí này trước đây do người Hoa nắm giữ nên nhà vua đã lệnh chuyển xuống thành phố Yaowarat sầm uất. Thuở sơ khai, Hoàng cung Thái Lan chỉ được xây dựng bằng gỗ với hàng rào đơn giản để tiết kiệm kinh phí. Sau này, Hoàng cung Thái Lan được tái thiết xây dựng lại và xuất hiện thêm một công trình đặc sắc khác là Chùa Phật Ngọc.

Vua Rama I trong lúc cho xây dựng hoàng cung đã đưa người đến kinh đô cổ Ayutthaya đã bị phá hủy để lấy thêm vật liệu. Sau khi hoàn thành cung điện, ông đã cho tổ chức lễ đăng quang vào năm 1785. Sau này, các đời vua Thái đều tổ chức lễ đăng quang tại công trình này. Mỗi một đời vua lên ngôi, họ lại cho tiếp tục xây thêm nhiều công trình khác, góp phần tạo nên một Cung điện Hoàng gia Thái Lan ấn tượng như ngày nay. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Hoàng cung Thái Lan, điểm đến ấn tượng thu hút các tín đồ du lịch tại xứ sở Chùa Vàng

Hướng dẫn di chuyển đến Hoàng cung Thái Lan

Hiện nay, Hoàng cung Thái Lan là một điểm đến văn hóa được nhiều tín đồ du lịch lui tới bậc nhất xứ sở Chùa Vàng. Đường đi đến Hoàng cung Thái Lan không quá khó di chuyển. Bạn có thể đi theo một vài hướng dẫn sau của Blogdulich.edu.vn để đến được với Hoàng cung Thái Lan nhé! 

– Đi xe buýt: Đây là phương tiện cho những tín đồ du lịch muốn tiết kiệm chi phí cho quá trình di chuyển. Có rất nhiều tuyến xe buýt có thể di chuyển đến Hoàng cung Thái Lan như  01, 03, 09, 30, 32, 39, 43, 44, 47, 64, 53, 80, 82, 92, 501, 503, 508, 512. Bạn có thể hỏi trước nhân viên bán vé để có thể được hỗ trợ lộ trình khi di chuyển. 

– Đi thuyền và tàu điện: Tại Thái Lan, các phương tiện như tàu điện được lựa chọn khá nhiều vì tiết kiệm được thời gian và tránh được khủng hoảng kẹt xe tại Thành phố Bangkok. Bạn có thể mua vé đến trạm Saphan Takin rồi sau đó đi thuyền trên sông Chao Phraya để đến Bến tàu Tha Chang Wang Luang. Vé thuyền khá rẻ, chỉ khoảng 15 Baht (tùy thời giá). Khi đến bến tàu, bạn đi bộ thêm một đoạn ngắn nữa là thấy lối vào cổng Hoàng cung Thái Lan. 

– Taxi: Nếu bạn ngại việc tìm đường hoặc di chuyển tự túc, hãy tìm đến phương tiện Taxi để có thể di chuyển đến Hoàng cung Thái Lan một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông đường bộ tại Bangkok, khả năng cao là bạn sẽ phải đối mặt với những trận kẹt xe gây mất thời gian.

Hoàng cung Thái Lan nằm ở Thủ đô Bangkok nên không quá khó đi

Cấu trúc của Hoàng cung Thái Lan

Trước đây, đại cung điện của Hoàng cung Thái Lan được chia thành hai khu vực lớn, bao gồm Chùa Phật Ngọc và Nơi ở của hoàng gia. Ngày nay, đại cung điện được chia thành ba khu vực chính bao gồm ngoại điện, trung điện và nội điện.

3.1 Khu ngoại điện của Hoàng cung Thái Lan 

Sân ngoài bắt đầu từ Cổng Wiset Chai Si đến Cổng Phiman Chai Si và các bức tường bên trong của Hoàng cung Thái Lan. Hiện nay, nơi đây là địa điểm của một số cơ quan nhà nước như Văn phòng Hoàng gia, Văn phòng Thư ký của riêng Bệ hạ hay Văn phòng của Viện Hoàng gia. 

3.2 Khu trung điện của Hoàng cung Thái Lan

Khu vực ở giữa của hoàng cung Thái Lan bắt đầu từ Cổng Phiman Chai Si đến Cổng Sanam Ratchakit. Đây là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của hoàng gia như Lễ đăng quang của Hoàng gia. Khu vực ở giữa có các tòa nhà như Phra Maha Monthien, Chakri Maha Prasat, Phra Maha Prasat và Vườn Siwalai. 

3.3 Khu vực nội điện của Hoàng cung Thái Lan 

Nội điện của Hoàng cung bắt đầu từ Cổng  Sanam Ratchakit đến Thaew Teng. Những dãy nhà ở khu vực nội điện trước đây là các bức tường cung điện dưới triều đại của Vua Rama I. Khu vực phía Nam của nội điện chỉ dành cho nữ giới. Không nam nhân nào được phép vào khu vực này ngoài trừ nhà vua. Hiện nay, khu vực này không được dùng làm nơi ở nữa.

4Các trải nghiệm ấn tượng tại Hoàng cung Thái Lan

4.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa tháp ấn tượng của Thái Lan 

Cung điện hoàng gia Thái Lan được xây dựng từ năm 1782 dưới triều đại vua Rama I. Vì thế, công trình này sở hữu lối kiến trúc hoài cổ nhưng vô cùng sang trọng, thể hiện được tinh thần văn hóa Thái Lan thời điểm bây giờ. Khi chiêm ngưỡng các bảo tháp tại Cung điện hoàng gia Thái Lan, bạn có thể cảm nhận được nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan trong lối kiến trúc chùa tháp ấn tượng. Tuy nhiên, khu vực Hoàng cung Thái Lan vẫn còn đặt ra khá nhiều quy định. Vì thế, các tín đồ du lịch vẫn chưa thể khám phá hết toàn bộ địa điểm trên.

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Đến Hoàng cung Thái Lan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc chùa tháp ấn tượng 

4.2 Tham quan đại sảnh chiêu đãi Hoàng cung Thái Lan

Đại sảnh Hoàng cung Thái Lan là nơi có lối kiến trúc ấn tượng với các chi tiết chạm khắc, trang trí toát lên vẻ đẹp sang trọng, xa hoa. Đây là nơi được sử dụng cho nhiều nghi lễ, sự kiện quan trọng của Hoàng gia Thái Lan. Bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một chiếc ngai vàng cổ từng được nhiều đời vua Thái Lan sử dụng lại.

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Sảnh chiêu đãi Hoàng cung Thái Lan gây ấn tượng bởi cách trang trí toát lên vẻ đẹp sang trọng, xa hoa

4.3 Chùa Wat Phra Kaew (Chùa Phật Ngọc Thái Lan)

Đã đến Hoàng cung Thái Lan thì bạn không thể bỏ lỡ điểm tham quan Chùa Wat Phra Kaew (hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Phật Ngọc Thái Lan). Chùa Phật Ngọc là địa điểm được xây dựng dưới thời Vua Rama I vào năm 1785. Từ xưa, nơi đây là địa điểm dành riêng cho tầng lớp quý tộc và nhà vua. Hiện tại, Chùa Phật Ngọc là điểm đến tôn giáo quan trọng bậc nhất Bangkok. Tại chùa có bức tượng Phật Ngọc quý báu với tuổi đời 2000 năm. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Chùa Phật Ngọc Thái Lan – Điểm đến không nên bỏ lỡ khi ghé thăm hoàng cung

4.4 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của Cung điện Chakri (lớn)

Cung điện này được ra đời vào năm 1878 với vẻ đẹp tráng lệ và lộng lẫy. Tên đầy đủ của cung điện này là Phra Thinang Chakri Maha Prasat, được hiểu là “chỗ ngồi của Chakris”. Kết cấu cung điện gồm ba tầng với ba tòa tháp tuyệt đẹp trên mái nhà mang dáng vẻ đặc trưng của kiến trúc Thái Lan với gạch xanh lá và cam.

Mặt dưới của tòa nhà này mang hơi thở của kiến trúc Âu với những đường nét đậm chất nghệ thuật Pháp và Ý. Bạn có thể tìm thấy phòng ngai vàng trong cung điện. Đây là địa điểm có giá trị kiến trúc cao và vẫn được sử dụng cho việc tiếp khách. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Cung điện Chakri với vẻ ngoài tráng lệ, bề thế

4.5 Tìm về Bảo tháp Phra Siratana

Bảo tháp Phra Siratana Chedi được xây dựng bằng vàng theo lệnh của Vua Rama IV vào năm 1855. Tương truyền, tòa nhà này có chứa xá lợi của Đức Phật nên thường được các tín đồ tôn giáo tìm đến chim ngưỡng. Bảo tháp có vẻ ngoài tựa như một chiếc chuông lớn được lợp bằng ngói vàng nhập khẩu từ Ý. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Bảo tháp Phra Siratana Chedi được xây dựng bằng vàng theo lệnh của Vua Rama IV 

4.6 Dạo quanh thư viện Phra Mondop

Phra Mondop là thư viện quan trọng được Vua Rama I cho xây dựng vào năm 1789. Thư viện này có chức năng lữu trữ các tài liệu quan trọng của Hoàng gia Thái Lan như bộ sưu tập các tác phẩm đầu tiên về Phật Giáo (Tam Tạng kinh điển). Bên ngoài thư viện là một loạt các tượng đài vinh danh các vị vua của triều đại Chakri được đúc bằng bạc nguyên chất.

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Phra Mondop là thư viện quan trọng được xây dựng vào năm 1789 

4.7 Khám phá vẻ đẹp của Đền thờ Hoàng gia

Đền thờ Hoàng gia được xây dựng theo lệnh của Vua Rama IV. Công trình này còn có tên gọi là Prasat Phra Dhepbidorn. Đền thờ ban đầu là nơi lưu giữ tượng Phật Ngọc. Thế nhưng, nhà vua nhận thấy cấu trúc của đền khá nhỏ nên đã quyết định bỏ trống trong một thời gian dài. Đến năm 1903, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra khiến cho ngôi đền phải trung tu toàn bộ. 

Sau trùng tu, Đền thờ Hoàng gia trở thành nơi đặt các bức tượng của các vị vua thời Chakri. Chỉ trong ngày 6 tháng 4 (tức ngày Chakri) thì Đền thờ Hoàng gia mới được mở cửa. Ngày Chakri là ngày mà người Thái kỷ niệm thành lập triệu đại Chakri.

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Đền thờ Hoàng gia đã từng trải qua trùng tu

4.8 Tìm hiểu mô hình thu nhỏ của Angkor Wat 

Trong khuôn viên Cung điện Hoàng gia, bạn có thể tìm thấy một phiên bản thu nhỏ của Di tích Angkor Wat tại Campuchia. Mô hình này được xây dựng dưới thời Vua Rama IV nhằm mục đích cho dân Thái thấy được sự uy nghi và bề thế của quần thể Angkor Wat. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Có một mô hình Di tích Angkor Wat tồn tại trong Cung điện Hoàng gia

4.9 Chiêm ngưỡng hệ thống tranh tường đẹp mắt

Trong Cung điện Hoàng gia Thái Lan có hệ thống tranh tường vô cùng đẹp mắt. Tại tòa nhà trong khuôn viên của cung điện lớn, bạn có thể nhìn thấy những bức tranh tuyệt đẹp đang kể những câu chuyện từ thời cổ đại. Các bức tranh này đã có từ thời Vua Rama I và vẫn trong tình trạng tốt vì được cập nhật, trùng tu liên tụ. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Tại cung điện chính có hệ thống tranh tường đẹp mắt

4.10 Khám phá Yaksha và các bức tượng và tác phẩm điêu khắc

Yakssha là một vị thần hộ mệnh thường bảo vệ các ngôi đền thờ hoặc các cổng ở Hoàng cung Thái Lan. Đây là một vị thần hay xuất hiện trong văn hóa người Thái. Hiện nay, tại Hoàng cung Thái Lan đã có những bức tượng và tác phẩm điêu khắc độc đáo về vị thần bảo hộ này mà bạn có thể chiêm ngưỡng. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Biểu tượng Yaksha xuất hiện khá nhiều trong Hoàng cung Thái Lan

4.11 Chiêm ngưỡng Tượng voi hồng ba đầu 

Nếu muốn chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc tại Hoàng cung Thái Lan, bạn có thể tìm đến Tượng voi hồng ba đầu. Bức tượng này được đặt tại bùng binh ngã tư Sanam Luang. Đây vốn là một món quà được ban tặng cho Vua Rama IX để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 84 của ông. 

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Tượng voi hồng ba đầu là món quà dành tặng cho Vua Rama IX

4.12 Khám phá nơi tôn vinh Cheewok Komataphat

Cheewok Komataphat là một nhà sáng lập nên nền y học của Thái Lan. Ông được người đời tương truyền là người chữa bệnh cho Đức Phật. Ông rất được người dân Thái Lan quý mến và tôn sùng. Vì thế, Vua Rama III đã quyết định dựng nên một bức tượng tôn vinh ông trong Cung điện Hoàng gia.

Hoàng cung Thái Lan, đỉnh cao của kiến trúc xứ Chùa Vàng

Cheewok Komataphat là một nhà sáng lập nên nền y học của Thái Lan

5Những lưu ý quan trọng khi ghé thăm Cung điện Hoàng gia Thái Lan

Bạn cần phải lưu ý đến một vài nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan để có thể tham quan Hoàng cung một cách thuận tiện nhất và không trở nên “kém duyên” trong mắt người dân bản địa. Hãy để Blogdulich.edu.vn tổng hợp lại giúp bạn một số nguyên tắc cần lưu ý khi tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan. 

– Lựa chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn khi tham quan Hoàng cung Thái Lan. Không được lựa chọn quần áo hở hang, bó sát. Nam giới phải mặc quần dài khi tham quan Hoàng cung Thái Lan. 

– Không sử dụng quần áo có biểu tượng về điềm gở hay chủ đề tôn giáo. 

– Khi tham quan các địa điểm linh thiêng, hãy cởi giày dép trước khi bước vào. 

– Nếu lỡ mặc trang phục chưa phù hợp, bạn có thể thuê một chiếc sarong tại cổng với giá khoảng 200 Baht. Tiền thuê sẽ được hoàn lại khi bạn trả trang phục. 

Ngoài ra, trong những dịp quan trọng như đại lễ và các sự kiện ngoại giao, Hoàng cung Thái Lan có thể thay đổi giờ đóng mở cửa. Đây là điểm tham quan khá đông đúc nên bạn cần chú ý quan sát kỹ lưỡng đồ đạc, tránh trộm cắp, thất lạc. 

Hoàng cung Thái Lan là một trong những điểm tham quan ấn tượng mang dấu ấn văn hóa cực rõ nét của quốc gia này. Ngoài ra, Thái Lan còn vô vàn những điểm tham quan ấn tượng, bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn để biết thêm một vài thông tin chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *