Lễ hội Lam Kinh, di sản văn hóa về một thuở vàng son

Lễ hội Lam Kinh hàng năm được tổ chức tại Thanh Hóa để tri ân và tôn vinh người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Hãy cùng Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn khám phá nét văn hóa đặc sắc này của xứ Thanh bạn nhé!

Lễ hội Lam Kinh hàng năm là dịp để bà con xứ Thanh tề tựu về tri ân những vị anh hùng dân tộc. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá lễ hội nức tiếng xứ Thanh này có gì đặc sắc bạn nhé!

Giới thiệu về Lễ hội Lam Kinh 

1.1 Lễ hội Lam Kinh vào ngày nào?

Lễ hội Lam Kinh đã được tổ chức vào ngày 22/8 Âm lịch năm Quý Sửu, ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại vùng đất Lam Sơn. Sau này, Lễ hội Lam Kinh tiếp tục được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 Âm lịch, trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Thanh Hóa. Đây cũng chính là ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ, hay còn được người đời biết đến với danh xưng anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Trước đây, theo định lệ đã được đưa ra, cứ 3 năm một lần, các vua quan nhà Lê ở Đông Kinh, Thăng Long lại trở về Lam Kinh để làm lễ giỗ cho vua. Nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội cúng tế, tưởng nhớ và tri ân vị anh hùng dân tộc này. 

Lễ hội Lam Kinh, di sản văn hóa về một thuở vàng son

Lễ hội Lam Kinh thường được tổ chức vào ngày 22/8 Âm lịch hàng năm

1.2 Lễ hội Lam Kinh diễn ra ở đâu? 

Lễ hội được diễn ra ở Khu di tích Lam Kinh thuộc tỉnh Thanh Hóa. Địa danh này là nơi an táng của các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ và cũng đã trở thành lăng tẩm của triều đại này. Sau này, để công tác thờ cúng, tổ chức được thuận tiện hơn, các vua đời sau đã dựng tòa Thái miếu để thờ cúng. 

Ý nghĩa của Lễ hội Lam Kinh được diễn ra hàng năm là để tôn vinh các giá trị về lòng yêu nước và cũng là lời tri ân đặc biệt đến vua Lê Thái Tổ cùng các vị anh hùng đương thời. 

Lễ hội Lam Kinh, di sản văn hóa về một thuở vàng son

Lễ hội Lam Kinh là lời tri ân của con cháu đời sau đến vua Lê Thái Tổ

Những nét đặc sắc của Lễ hội Lam Kinh 

2.1 Phần lễ

Lễ hội Lam Kinh từ xưa đến nay luôn được tổ chức một cách hoành tráng, quy mô. Phần lễ được thực hiện theo những nghi thức cổ truyền chuẩn mực, tái hiện nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong triệu đại Lê Sơ. 

Một số nghi thức đáng chú ý của phần lễ có thể kể đến như màn trống hội (trống bằng đồng hoặc dạ, cờ hội, rước kiệu và các nghi thức tế lễ đặc biệt từ thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông truyền lại. 

Lễ hội Lam Kinh, di sản văn hóa về một thuở vàng son

Phần lễ được chuẩn bị tương đối chỉn chu với nhiều nghi thức cần thực hiện

2.2 Phần hội 

Nếu như phần lễ là những nghi thức quan trọng đòi hỏi phải thực hiện chuẩn chỉnh thì phần hội sẽ mang lại không khí vui tươi với hàng loạt chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện quan trọng trong lịch sử nước nhà. Một vài sự kiện đặc biệt có thể kể đến như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang hay phát huy hào khí Lam Sơn. 

Ngoài ra, tại phần hội còn có các trò chơi và hoạt động thú vị, mang đậm đà bản sắc xứ Thanh như trò Xuân Phả trò Chiêng, trò Sanh Ngô hoặc thi đấu vật, đấu võ. Bên cạnh đó còn có các trò diễn truyền thống như dân ca Đông Anh, dân ca Sông Mã và các hoạt động trưng bày hiện vật, cổ vật thời Lê.

Không những thế, tại Lễ hội Lam Kinh, Ban tổ chức còn trưng bày giới thiệu tiềm năng du lịch và phát triển sản phẩm của địa phương cùng nhiều hoạt động giao duyên như chèo, ca nhạc, tân cổ giao duyên… Tất cả hoạt động đó đã làm cho không khí thanh bình của vùng Lam Kinh bỗng trở nên rộn ràng.

Lễ hội Lam Kinh, di sản văn hóa về một thuở vàng son

Phần hội tạo nên không khí rộn ràng, vui vẻ 

Lễ hội Lam Kinh bao đời nay đã trở thành truyền thống và nếp sống quen thuộc của người dân địa phương. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có rất nhiều lễ hội đặc biệt khác. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết của các lễ hội này, hãy truy cập cẩm nang du lịch Thanh Hóa để tìm hiểu thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *