Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Lễ hội đua thuyền Gò Bồi được xem là nét văn hóa truyền thống của người dân Bình Định mỗi độ Tết đến xuân về mang ý nghĩa cầu mong một năm đầy sức khỏe, cuộc sống bình an và mùa màng bội thu.

Nguồn gốc lễ hội đua thuyền Gò Bồi, Bình Định

Sông Gò Bồi thuộc nhánh sông Côn đổ ra đầm Thị Nại chảy qua địa phận xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nơi đây còn được biết đến là nơi giao thương phát đạt nhất nhì xứ Bình Định một thời. Bởi vì lòng sông rất sâu và rộng nên ghe thuyền ở trong Nam, ngoài Bắc thường xuyên ghé đến neo đậu, mua bán và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh là nơi giao thương, con sông Gò Bồi còn gắn liền với đời sống ngư nghiệp đánh bắt nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương. 

Cũng chính vì cuộc sống gắn liền với sông nước, lễ hội đua thuyền Gò Bồi không biết từ bao giờ đã trở thành một trong những hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Quy Nhơn vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Ngày hội không chỉ là dịp để cư dân Gò Bồi rèn luyện sức dẻo dai, thắt chặt tinh thần đoàn kết mà còn mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc và truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ngày trước. 

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Lễ hội đua thuyền Gò Bồi là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Bình Định

Những tiết mục tranh tài thú vị tại lễ hội đua thuyền Gò Bồi

2.1. Bắt vịt trên sông

Đúng 15 giờ, lễ hội đua thuyền Gò Bồi chính thức mở màn với cuộc thi “bắt vịt trên sông”. Những chú vị sẽ được ban tổ chức thả xuống nước trong một khu vực quy định sẵn. Sau đó, các vận động viên phải thể hiện tài nghệ bơi điêu luyện của mình để “tóm” lấy những chú vịt mang lên bờ. Trải qua 10 phút tranh tài, đội nào thu được thành quả nhiều vịt hơn đó là đội chiến thắng.

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Các vận động viên thể hiện tài nghệ bơi điêu luyện của mình qua trò chơi bắt vịt trên sông 

2.2. Sõng câu chống sào

Tiếp sau màn bắt vịt, các vận động viên sẽ bước vào phần tranh tài ở nội dung sõng câu chống sào cự ly 500m. Đây là phần thi đòi hỏi sự khéo léo, tính toán chuẩn xác trong từng động tác điều khiển tay chèo lướt trên mặt sóng thoăn thoắt trong khoảng 15 phút đồng hồ.

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Phần thi đua sõng câu bơi dầm đòi hỏi sự khéo léo của người chơi

2.3. Đua thuyền rồng tập thể đặc sắc nhất lễ hội 

Cuối cùng, hoạt động sôi nổi được mong chờ nhất là phần thi đua thuyền rồng tập thể trên quãng sông dài 2000m. Các ghe thuyền tham gia tranh tài đều mang màu sắc riêng, họa tiết thiết kế công phu với đầu rồng, hoa văn sơn son thếp vàng lộng lẫy được chuẩn bị trước từ hàng tháng trời. Khi cờ lệnh được phất lên, các đội đua đồng loạt xuất phát trong tiếng reo hò cỗ vũ của người dân hai bên bờ, ai nấy đều mang tinh thần chiến đấu hừng hực, cố gắng chèo hết sức mình để mang vinh quang về cho địa phương mình. 

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Phần thi đua thuyền rồng tập thể được mong chờ nhất lễ hội

Kết thúc lễ hội đua thuyền Gò Bồi Quy Nhơn, mặc dù có kẻ thắng người thua nhưng không vì thế mà có sự thù địch hay ganh đua. Người dân nơi đây đua thuyền không phải nhằm phân biệt thắng thua mà đơn giản đó là trò chơi giải trí vui vẻ xua tan nhọc nhằn của một năm lao động vất vả, đồng thời nâng cao sức khỏe, rèn luyện sự đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm trên tinh thần thượng võ. 

Không khí hào hứng trước lễ hội đua thuyền Gò Bồi diễn ra

Như đã thành thông lệ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Gò Bồi nô nức tề tựu đông đủ, chuẩn bị nhân sự, bàn bạc chiến lược để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền truyền thống với nhiều hoạt động tranh sức, tranh tài hấp dẫn như bắt vịt trên sông, sõng câu bơi dầm 500 m, sõng câu chống sào và đặc sắc nhất là hoạt động đua thuyền rồng tập thể nam nữ.

Hằng năm, sự kiện thu hút đông đảo nam thanh nữ tú từ các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đến tham gia tranh tài. Theo quy định, mỗi đội tham gia lễ hội đua thuyền thường có tối đa 30 người bao gồm thuyền trưởng, mũi trưởng và vận động viên bơi lội. Tùy vào kinh phí của mỗi địa phương mà thuyền sẽ được trang trí thành nhiều kiểu dáng, màu sắc vô cùng bắt mắt. 

Không chỉ sôi động với không khí bơi đua, người dân tham gia lễ hội cũng hứng khởi không kém cạnh. Mặc dù hội thi đến giờ Mùi mới bắt đầu khai mạc nhưng từ chính Ngọ đã có hàng ngàn người dân đứng chật kín hai bên bờ sông. Ngư dân người đánh trống, kẻ khua chiêng “cháy” hết mình để cổ vũ cho thuyền làng cán đích đầu tiên khiến không khí càng trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Lễ hội đua thuyền Gò Bồi thu hút đông đảo người dân đến tham dự

Ý nghĩa lễ hội đua thuyền Gò Bồi trong đời sống người dân Bình Định 

Lễ hội đua thuyền trên sông Gò Bồi là nét văn hóa truyền thống của người dân đất võ Bình Định trong dịp tết đến xuân về. Theo quan niệm từ xưa, ngư dân Bình Định thường tổ chức lễ hội đua thuyền vào ngày đầu năm mới mang ý nghĩa cầu mong một năm sức khỏe bình an, mưa thuận gió hòa và biển cả đầy cá tôm.

Bên cạnh phần lễ mang ý nghĩa văn hóa tinh thần đặc biệt trang trọng thì phần hội đua thuyền với không khí náo nhiệt lại được người dân chờ mong nhiều nhất. Ngày hội đua thuyền không chỉ mang tính thể thao, văn nghệ ca múa nhạc mà còn là dịp để thể hiện tinh thần thượng võ, sức mạnh đoàn kết của người dân Bình Định.  

Khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên đất võ Bình Định

Lễ hội đua thuyền Gò Bồi mang ý nghĩa khai thông kênh rạch, cầu mong năm mới bình an

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, lễ hội đua thuyền Gò Bồi đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của ngư dân ven đầm Thị Nại diễn ra chiều mùng 2 Tết. Nếu có dịp đến Quy Nhơn vào những ngày đầu năm mới, Blogdulich.edu.vn tin chắc rằng đây chính là hoạt động bạn không thể bỏ qua trong cẩm nang du lịch đất võ của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *