Lễ hội gò Đống Đa hay còn gọi là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ đến những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung. Lễ hội mang những nghi lễ truyền thống, cờ hoa rực rỡ cùng tiếng trống chiêng thôi thúc chiến đấu, làm sống dậy những trang sử vẻ vang của dân tộc.
1 Đôi nét về Lễ hội gò Đống Đa
1.1 Lịch sử ra đời của Lễ hội gò Đống Đa
Gò Đống Đa là một di tích lịch sử và là một điểm tham quan tại Hà Nội nằm bên phố Tây Sơn, Hà Nội. Cách đây hơn 200 năm gò Đống Đa đã chứng kiến trận chiến đẫm máu và oai hùng của dân tộc ta trong thời kỳ chống quân Thanh xâm lược. Khi nhà Thanh đem quân sang xâm lược nước ta, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế và ra lệnh tiền quân ra bắc để giành lại độc lập trên quê hương. Cụ thể vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung đã lãnh đạo quân Tây Sơn tiến đánh vào đồn giặc ở Khương Thượng khiến cho tên cầm đầu nhà Thanh phải thắt cổ tự tử. Đây là một di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc ta và là chứng tích về sự thất bại nhục nhã của quân xâm lược.
Để ghi nhận những khổ lao và công lao của vua và quân Tây Sơn đã vất vả trong suốt quá trình chống giặc và việc hòa bình được lập lại trên quê hương người dân đã tổ chức lễ hội chiến thắng để ăn mừng chiến thắng lẫy lừng này.
Lễ hội gò Đống Đa nổi bật với trang phục nhiều màu sắc khác nhau
1.2 Ý nghĩa của Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa đại thắng. Buổi lễ này ngoài để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung thì con tôn vinh lên tinh thần quật cường của dân tộc ta. Lễ hội được diễn ra hằng năm để giáo dục những thế hệ sau về những giá trị tinh thần của ông cha ta, về nghệ thuật chuyển quân thần tốc và chiến lược đánh nhanh thắng gọn của quân Tây Sơn.
Trận chiến ở gò Đống Đa là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm và là bản hùng ca bất tử của dân tộc vẫn đang được giữ gìn theo thời gian. Đây là một lễ lớn trong năm mà bạn nên trải nghiệm trong hành trình khám phá Hà Nội.
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ vua Quang Trung. Đặc biệt lễ hội này còn được tổ chức ở gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội lớn trên khắp cả nước và thường được diễn ra vào ngày mùng năm tết âm lịch. Vì vậy bạn hãy cố gắng sắp xếp lịch trình của mình trong dịp Xuân đến để có cơ hội khám phá lễ hội thú vị này nhé!
Màn biểu diễn trống khai mạc Lễ hội gò Đống Đa
3 Những nét đặc trưng của Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa không chỉ thu hút được sự tham gia của người dân Hà Nội mà còn thu hút được khách du xuân trên khắp cả nước. Ngày lễ này được xem là Quốc lễ của nước ta, hằng năm các đại diện những nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước đều đến tham dự và chủ trì cho nghi thức của lễ hội như bày tỏ tấm lòng thành của thế hệ sau dành cho vị vua áo vải.
3.1 Phần lễ
3.1.1 Lễ tế và rước kiệu vua Quang Trung, hoàng hậu Ngọc Hân
Từ tờ mờ sáng mùng 5 tết, các bô lão trong làng đã tụ họp đông đúc để chuẩn bị cho đại lễ. Cửa đình Khương Thượng được mở rộng với hương thơm ngát, khói nhang ngập trời. Lễ tước thần mừng chiến thắng được khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa sau khi hoàn tất việc dâng 6 tuần rượu.Cờ, Biếu, tàn, lọng, kiệu… chờ lệnh, sau khi nghe 3 hồi 9 tiếng trống vang lên thì đám rước bắt đầu lên đường. Dẫn đầu đám rước là cờ Tiết Mao được cho là biểu tượng của uy đức thần linh. Lễ rước kiệu diễn ra trong không khí tưng bừng. Đoàn rước di chuyển chậm rãi để người dân có thể nhìn thấy được sự tỉ mỉ và hoành tráng của lễ hội. Đi sau cùng đoàn rước là hình tượng Rồng lửa.
3.1.2 Lễ dâng hương và đọc diễn văn
Khi đám rước về đến gò Đống Đa sẽ có lễ dâng hương và đọc diễn văn để nhớ lại những chiến công hiển hách vào mùa xuân năm Kỷ Dậu, ca ngợi sự tài tình của vị anh hùng áo vải.
Theo lời xưa, sau khi chiến thắng quân địch ở Ngọc Hồi – Đống Đa. Nếu ở phần lễ rước thần được cử hành bởi các bô lão trong làng thì phần lễ dâng hương và đọc diễn văn thường sẽ có sự tham gia của các cấp lãnh đạo.
Phần lễ dâng hương được thực hiện dưới chân tượng đài và đền thờ hoàng đế Quang Trung. Đại diện ủy ban nhân dân quận Đống Đa sẽ đọc diễn văn để ôn lại chiến thắng hào hùng của trận đấu Ngọc Hồi – Đống Đa bày tỏ lòng biết ơn và khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
Màn múa Rồng được nhiều du khách chờ đợi tại Lễ hội gò Đống Đa
3.1.3 Lễ cầu siêu
Phần lễ cầu siêu được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày tại hai địa điểm là ở chùa Bộc và chùa Đông Quang. Lịch sử xưa ghi nhận răng chùa Bộc là nơi để cầu siêu cho các chiến sĩ nhà Tây Sơn đã hy sinh oanh liệt trong trận chiến gìn giữ độc lập trên quê hương. Bên cạnh việc tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống thì người dân cũng làm lễ cầu siêu cho quân Thanh đã tử trận trong trận chiến này. Buổi lễ cầu siêu cho những kẻ xâm lược được tổ chức ở chùa Đông Quang đây được coi là lễ “cúng cháo thí”, hành động đẹp đẽ này cũng xem là một nét đẹp của dân ta dành cho những kẻ xâm lược.
3.2 Phần hội
Phần hội gò Đống Đa được tổ chức long trọng ở công viên văn hóa Đống Đa ở Hà Nội. Màn trống khai hội vang rền với tiết mục múa rồng do các nghệ sĩ biểu diễn trong tiếng hò reo cổ cũ của mọi người khiến cho không khí lễ hội càng thêm phần náo nhiệt.
3.2.1 Phần tái diễn lại quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung
Phần trình diễn lại quá trình dựng nước, giữ nước của vua Quang Trung luôn là điểm nổi bật của lễ hội. Những diễn viên của nhà hát chèo Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm tái hiện lại quá trình dựng nước và đập tan hàng vạn quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là phần trình diễn mang đậm những nét văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc. Đây là màn biểu diễn để tôn vinh tinh thần thượng võ và tạo không khí hào hứng phấn khởi cho một năm mới.
Lượng khách đổ về Lễ hội gò Đống Đa hàng năm rất đông
3.2.2 Trò đấu võ
Quê hương của vua Quang Trung là vùng đất võ Bình Định nên thật là thiếu sót nếu trong ngày lễ lớn này không có những trận đấu võ kịch tính.
Trò chơi đấu võ được thực hiện trong tiếng trống hùng hồn và tiếng la hét của mọi người cổ vũ tinh thần cho những võ sĩ. Điểm thu hút của trò chơi này là trò đấu võ này có sự tham gia của cả nam và nữ.
3.2.3 Các trò chơi khác
Đặc điểm chung của các lễ hội mùa xuân là có rất nhiều trò chơi thu hút hàng ngàn khách du lịch. Ngoài các trò chơi lớn được chờ đợi thì còn có nhiều trò chơi nhỏ tạo sân chơi cho người dân và khách du lịch tham gia như chọi gà, cờ người, kéo co… Trẻ em thì háo hức với những chiếc tò he hay những bong bóng đầy màu sắc và kích cỡ.
Lễ hội gò Đống Đa là ngày lễ đầu năm quan trọng nhất của người dân Hà Thành. Vào mùa xuân, du khách có rất nhiều lựa chọn để tham quan, du lịch cùng với bạn bè và người thân.
Những tiết mục hành hương, dâng lễ được diễn ra theo đúng trình tự
Lễ hội gò Đống Đa là một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt Nam ta. Hãy đi cùng người thân của bạn đến với Lễ hội gò Đống Đa để trải nghiệm những cảm giác về cuộc sống xưa cũ cũng như văn hóa đất nước của một thời oanh liệt chống giặc cứu nước, trong lịch trình khám phá Hà Nội của bạn nhé!