Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người đồng bào Châu Ro sinh sống tại Vũng Tàu. Hằng năm, lễ hội hấp dẫn đông đảo người đến Du lịch Vũng Tàu và tham gia vào các trò chơi, hội thi vô cùng đặc sắc.
1 Sự ra đời của Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng
1.1 Ý nghĩa của Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng
Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng và Lễ hội Nhan Lúa – Thần Nông (Châu Ro) chính là hai lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Châu Ro sinh sống tại Vũng Tàu. Trong đó, Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng được xem là một nét văn hóa độc đáo, một tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ rất lâu đời và gắn liền với quan niệm người đồng bào Châu Ro.
Thông qua lễ hội, người Châu Ro sẽ cùng nhau cảm tạ trời đất, thần Rừng vì đã phù hộ cho họ một năm mùa màng bội thu, thiên nhiên ưu ái, mưa thuận gió hòa. Đồng thời đây cũng là dịp để người dân cầu xin sự bảo hộ, bình an.
Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng chính là lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Châu Ro sinh sống tại Vũng Tàu
1.2 Mục đích của lễ hội
Lễ hội chính là dịp để khẳng định vai trò sâu sắc và sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người. Thông qua đó củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, ý thức tôn trọng, bảo vệ rừng của người dân nơi đây. Mỗi khu rừng tồn tại trên mảnh đất này không những mang lại các giá trị về vật chất, tinh thần của cộng đồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái chung.
Lễ hội chính là dịp để khẳng định vai trò sâu sắc và sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người
2 Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội
Theo Cẩm nang du lịch, Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng được tổ chức vào tháng 3 hằng năm tại các địa phương có đông đảo người dân tộc Châu Ro sinh sống. Trước kia, Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng thường được tổ chức kéo dài nhiều ngày xuyên suốt tháng 3. Ngày nay, người ta chỉ tổ chức lễ hội vào đúng một buổi sáng nhưng vẫn đầy đủ các nghi thức, dâng lễ vật lên thần linh.
3 Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng có gì đặc sắc?
3.1 Phần lễ
Để phần lễ diễn ra được suôn sẻ, ngay từ những ngày trước khi diễn ra lễ hội, người Châu Ro đã phải bắt đầu mua sắm, bày biện các lễ vật chuẩn bị cho các nghi thức. Bàn cúng phải đặt giữa hai gốc cây cổ thụ được gọi là cây bố và cây mẹ. Rượu để cúng phải là rượu nếp cẩm. Lễ hội được tổ chức trong khu rừng cấm và trong suốt thời gian diễn ra các nghi lễ, người Châu Ro không được nói tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ cũng như tránh nhiều điều không nên làm trong khu rừng cấm.
Trước khi diễn ra lễ hội, người Châu Ro đã phải bắt đầu mua sắm, bày biện các lễ vật chuẩn bị cho các nghi thức
3.2 Phần hội
Giống các lễ hội khác tại Vũng Tàu như Lễ hội Nghinh Ông Đình Thắng Tam, phần hội của Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng được tổ chức sau khi các nghi lễ đã xong xuôi. Nhiều trò chơi dân gian cùng các tiết mục biểu diễn múa nghệ thuật của người dân tộc chắc chắn sẽ khiến bạn hoàn toàn đắm chìm vào không gian vui tươi của lễ hội.
Phần hội của Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng được tổ chức sau khi các nghi lễ đã xong xuôi
Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng được tổ chức mỗi năm một lần chính là dịp quan trọng để người Châu Ro bày tỏ tấm lòng biết ơn, cảm tạ đất trời linh thiêng. Bên cạnh Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng, tại Vũng Tàu vẫn còn rất nhiều lễ hội khác thu hút đông đảo du khách đến tham quan như Lễ hội Nghinh Ông Đình Thắng Tam. Nếu có cơ hội đặt chân đến đây, bạn đừng bỏ lỡ các lễ hội độc đáo này nhé!