Thiền viện Thường Chiếu thuộc hệ phái Bắc Tông. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thanh tịnh của chốn tu tập, phù hợp cho những ai tìm kiếm an bình.
1 Địa chỉ của Thiền viện Thường Chiếu
Địa chỉ: số 01, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 05:00 đến 19:00
Là một trong số những thiền viện theo hệ phái Bắc Tông được xây dựng trên đất Biên Hòa, Thiền viện Thường Chiếu sở hữu diện tích rộng rãi cùng không khí thanh tịnh của chốn tu tập.
Thiền viện nằm ngay trên trục đường chính Quốc lộ 51, cách trung tâm thành phố Biên Hòa áng chừng 44km nên rất dễ đi. Đây là quần thể gồm các công trình như cổng tam quan, Chánh điện, Tổ đường, lầu chuông, lầu trống, Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư, trai đường, nhà khách, khu thiền thất, bệnh xá, v.v.
Đặc biệt, Thiền viện Thường Chiếu còn là trung tâm thiền học nổi tiếng của Giáo hội Phật giáo nước ta. Mỗi năm, nơi đây thu hút lượng lớn người đến tham quan, sinh hoạt và bái Phật, vãn cảnh nếu có dịp du lịch Đồng Nai.
Khu vực Chánh điện nằm trang trọng giữa khu vực trung tâm với thiết kế đồ sộ, hoành tráng nhất
2 Hướng dẫn di chuyển đến Thiền viện Thường Chiếu
Nằm ngay trên trục đường chính Quốc lộ 51, thế nên, bạn có thể kết hợp tham quan Thiền viện Thường Chiếu trong hành trình du lịch Đồng Nai.
Có nhiều phương tiện để bạn có thể lựa chọn khi đến đây. Trong đó, xe máy, ô tô hoặc xe bus là những lựa chọn được nhiều người cân nhắc khi đến Thiền viện Thường Chiếu.
Nếu đi bằng ô tô riêng hoặc xe máy, bạn có thể tham khảo lộ trình Blogdulich.edu.vn gợi ý ngay sau đây: Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 52 – Mai Chí Thọ – Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành/ Dầu Giây – Nút giao Long Thành.
Từ nút giao Long Thành, bạn rẽ phải, đi theo hướng Long Thành/ Biên Hòa/ Vũng Tàu, tới vòng xoay thì theo lối ra 1 để nhập vào Quốc lộ 51. Từ đây, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ nhìn thấy Thiền viện Thường Chiếu nằm bên tay trái.
Đối với xe bus, bạn có thể lựa chọn xe số 150 đến Ngã ba Vũng Tàu. Khi tới đây, bạn xuống trạm, đón tiếp tuyến bus số 11, đi thêm một đoạn nữa là sẽ đến được Thiền viện Thường Chiếu.
3 Lịch sử xây dựng của Thiền viện Thường Chiếu
Thiền viện Thường Chiếu được xây dựng vào năm 1974 với nền chùa lợp lá tàu vách đất đơn sơ cạnh cây bồ đề. Thời bấy giờ, trụ trì của thiền viện là thiền sư Thường Chiếu, vị quan triều vua Lý Cao Tông. Thế nên, thiền viện đã được đặt theo tên của vị sư để bày tỏ lòng biết ơn vì đã sáng lập nơi này.
Đến tháng 4/1986, khu vực Chánh điện tại Thiền viện Thường Chiếu được khởi công xây dựng, đồng thời mở rộng quy mô khu ngoại viện. Thiền viện trải qua một lần đại trùng tu vào năm 1998 trước khi sở hữu dáng dấp, quy mô hiện tại.
4 Khám phá kiến trúc của Thiền viện Thường Chiếu
4.1 Khu vực cổng tam quan dẫn vào Thiền viện Thường Chiếu
Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến Thiền viện Thường Chiếu, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cổng tam quan sừng sững hiên ngang giữa đất trời. Cổng được làm hoàn toàn từ đá chắc chắn, phần mái lợp ngói âm dương màu đỏ truyền thống, nhấn nhá với phần đuôi vút cong tựa nan thuyền.
Bước qua cổng tam quan, bạn sẽ đi trên một con đường dài với hai bên đường là hàng cây vươn xòe tỏa bóng mát. Đặc biệt, đến cuối đường, bạn sẽ nhìn thấy thêm một chiếc cổng làm từ bê tông với các cột trụ vững chải chạm khắc nổi tinh xảo.
Khuôn viền thiền viện rộng rãi và trồng nhiều cây xanh thẳng tắp
4.2 Chánh điện tại Thiền viện Thường Chiếu
Một điểm khác biệt của Thiền viện Thường Chiếu và những công trình tâm linh khác là các tòa nhà trong khuôn viên đều có kiến trúc giống nhau. Khu vực chánh điện tại thiền viện hay các tòa nhà khác đều lợp mái ngói đỏ âm dương, đuôi cong vút hình cây đao về cuối, có những cột trụ lớn bằng bê tông giả gỗ chống đỡ.
Khu vực Chánh điện nằm trang trọng giữa khu vực trung tâm với thiết kế đồ sộ, hoành tráng nhất. Tòa nhà có thiết kế mở, đứng từ ngoài nhìn vào vẫn có thể nhìn thấy bên trong. Đây là nơi thờ tượng Đức Bổn sư Thích Ca có quy mô khổng lồ, sơn son thếp vàng lộng lẫy với tay Ngài cầm bông sen. Hai bên Ngài là đôi độc bình cẩm xà cừ cao 3.5 mét. Phần cột, mái, điện thờ được chạm trổ họa tiết long lân quy phụng tinh xảo.
Tòa nhà có thiết kế mở, đứng từ ngoài nhìn vào vẫn có thể nhìn thấy bên trong
Bàn thờ Phật tại Chánh điện
4.3 Các công trình phụ
Nếu đến Thiền viện Thường Chiếu, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy lầu chuông và lầu trống uy nghi sừng sững đứng trước Chánh điện. Đây là hai công trình được làm hoàn toàn từ gỗ thết quý hiếm, bề mặt nhẵn bóng và khắc nổi chữ Hán ấn tượng.
Trong khi đó, hai bên và phía sau Chánh điện là nơi quy tụ hàng loạt công trình phụ tại Thiền viện Thường Chiếu, bao gồm: các tòa bảo tháp, tổ đình, tăng đường, trai đường, tăng thất, thiền thất, thư viện, tông môn tàng thư, bệnh xá, nhà trù.
Đặc biệt, đối với những bạn nào muốn tìm hiểu về thuyết pháp Phật giáo, thì tông môn tàng thư tại Thiền viện Thường Chiếu là một nơi rất đáng lui tới. Nơi đây lưu giữ nhiều đầu sách quý hiếm, hứa hẹn sẽ giúp bạn có thể mở mang và học hỏi thêm nhiều thứ bổ ích.
Không chỉ sở hữu những công trình bề thế, Thiền viện Thường Chiếu còn sở hữu không gian tràn ngập mảng xanh với hàng cây tươi tốt vươn tỏa bóng mát. Điểm nhấn của khuôn viên thiền viện phải kể đến hồ cá Koi với những đàn cá đa sắc màu tung tăng bơi lội. Thiền viện còn thiết kế một cầu đá cong vắt ngang mặt hồ yên bình với một đình cổ ở giữa để mọi người thư thả hóng mát, ngắm cảnh.
Điểm nhấn của khuôn viên thiền viện phải kể đến hồ cá Koi với những đàn cá đa sắc màu tung tăng bơi lội
5 Những trải nghiệm tại Thiền viện Thường Chiếu
5.1 Vãn cảnh, bái Phật tại Thiền viện Thường Chiếu
Thiền viện Thường Chiếu sở hữu quy mô hoành tráng cùng nhiều công trình nằm ngay trong khuôn viên. Thế nên, dù có ý định vãn cảnh hay bái Phật thì bạn đều có thể ghé đến đây du ngoạn.
Bầu không khí tại Thiền viện Thường Chiếu luôn yên bình và thanh tịnh, vì vậy, sau những giây phút bộn bề cuộc sống, thì về đây và tìm lại sự an yên cũng là một gợi ý không tệ. Xung quanh thiền viện có nhiều cây xanh, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim trời. Nếu đến, bạn sẽ có thể lắng nghe được tiếng chim muông ríu rít gọi bầy rất êm tai, hay tiếng gió đung cành lá xào xạc đầy thi vị.
Tượng Đức Bổn sư Thích Ca có quy mô khổng lồ, sơn son thếp vàng lộng lẫy với tay Ngài cầm bông sen
5.2 Thưởng thức cơm chay hấp dẫn
Đặc biệt, Thiền viện Thường Chiếu còn là nơi tổ chức nấu những bữa cơm chay để chiêu đãi bất kỳ ai ghé đến nơi đây. Sau những giây phút chiêm bái Phật, vãn cảnh hay cầu nguyện, bạn có thể ghé qua khu vực tăng đường của thiền viện để thưởng thức đĩa cơm chay đầy ụ và hấp dẫn. Blogdulich.edu.vn bật mí nha, món chao môn tại Thiền viện Thường Chiếu được đánh giá là rất ngon luôn đó.
Đặc biệt, Thiền viện Thường Chiếu còn là nơi tổ chức nấu những bữa cơm chay để chiêu đãi bất kỳ ai ghé đến nơi đây
5.3 Hòa vào không khí ngày hội đèn hoa đăng lung linh
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác ngày hội văn hóa, tâm linh của người dân địa phương tại Thiền viện Thường Chiếu, thì bạn có thể sắp xếp thời gian đến đây vào ngày 19, 20 tháng 12 Âm lịch. Trong hai ngày này, tại thiền viện sẽ tổ chức nhiều hoạt động, chương trình đặc sắc với không gian tràn ngập ánh đèn hoa đăng lung linh.
Ngoài ra, tại thiền viện còn thường xuyên tổ chức các buổi chẩn trị y học dân tộc miễn phí, phù hợp dành cho những ai muốn thăm khám hoặc các bệnh nhân nghèo không có khả năng.
Nếu những xô bồ, náo nhiệt của chốn thị thành khiến bạn mệt nhoài, tại sao không dành một ngày du lịch và tìm về Thiền viện Thường Chiếu? Blogdulich.edu.vn tin rằng hành trình chinh phục ‘người hàng xóm’ cạnh Sài Gòn sẽ giúp bạn ‘reset’ và phục hồi năng lượng thật tuyệt vời.