Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế không chỉ mang không gian thanh tịnh, đậm chất thiền đến du khách mà còn là nơi con người ta được tìm về, chiêm nghiệm và cầu an. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá ngôi chùa đặc biệt giữa rừng cây tươi xanh này ngay trong bài viết sau.
1 Tổng quan về chùa Huyền Không Sơn Thượng
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của cố đô Huế mang vẻ đẹp an yên, thu hút mọi người tìm đến để tâm hồn được lắng lại và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân hay cho những người xung quanh.
– Địa chỉ: Thôn Đồng Chầm, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
– Giờ mở cửa: Cả ngày.
– Giá vé tham quan: Miễn phí.
– Fanpage: Huyền Không Sơn Thượng
Chùa Huyền Không Sơn Thượng mang vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên
Chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989. Nơi đây có không gian vô cùng xinh đẹp với rừng thông Vạn Tùng Sơn cùng những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Du khách đi khám phá Huế sẽ cảm nhận được ngay bầu không khí mát lành, trong trẻo khi vừa đặt chân đến.
Men theo con đường dẫn vào chùa chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh hài hòa, gợi nhớ về một bức tranh thủy mặc thanh tĩnh với tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng kêu lao xao. Tất cả tạo nên một nét an yên đến lạ, khiến chúng ta rũ đi bao muộn phiền, căng thẳng lại phía sau.
2 Hướng dẫn di chuyển đến chùa Huyền Không Sơn Thượng
Có lẽ nhiều độc giả của Blogdulich.edu.vn sẽ quan tâm đến vấn đề không biết chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ở đâu và di chuyển đến đây như thế nào. Thật ra cách di chuyển cũng không quá rắc rối, từ trung tâm thành phố chúng ta có thể di chuyển về hướng đường Kim Long. Sau đó chúng ta chạy qua chùa Thiên Mụ, đi thẳng hết đường Văn Thánh. Tiếp theo qua cầu Xước Dũ khoảng 1km là bạn sẽ đến với địa phận thôn Đồng Chầm.
Khu rừng rộng lớn bao quanh chùa nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng
Từ đây bạn phải chạy thêm khoảng 250m nữa và nhìn bên tay phải sẽ thấy một tấm biển chỉ đường. Du khách cứ đi theo biển chỉ đường khoảng 3km nữa sẽ đến được chùa Huyền Không 2 (tên gọi khác của chùa Huyền Không Sơn Thượng). Chúng ta có thể lựa chọn bất cứ phương tiện nào thuận tiện nhất như xe máy, ô tô, taxi. Trên đường đi bạn có thể ngắm cảnh núi Triều Sơn Phương, hít hà không khí trong lành xung quanh và ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất tại Huế.
3 Lịch sử hình thành và phát triển của chùa
Chùa Huyền Không Sơn Thượng đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi ở đất kinh kỳ, nên nó cũng mang trong mình nhiều dấu ấn của thời gian. Theo tìm hiểu thì chùa được ngài Viên Minh và chư huynh đệ là Sư Trí thâm, Sư Tấn Căn, Sư Tịnh Pháp sáng lập. Nhưng sau đó đến năm 1976 ngày Viên Minh vào làm Tổng thư ký tại chùa Kỳ Viên nên đã tiến cử thượng tọa Giới Đức giữ chức trụ trì chùa Huyền Không.
Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km
Năm 1978 là thời điểm chùa được dời đến thôn Nham Biểu, xã Hương Hồ từ Hải Vân, Lăng Cô. Sau khoảng 10 năm phát triển tại đây, sư Giới Đức là thiết kế chùa mang đậm hơi thở thiền và gần gũi với thiên nhiên, nơi mọi người tìm đến để lánh xa muộn phiền. Đến năm 1992 thì thượng tọa chính thức đến ở trong núi Hòn Vượn, giao chùa cho đại đức Pháp Tông làm trụ trì. Bàn tay và sự sáng tạo của đại đức Pháp tông chính là thứ đã tạo nên vẻ đẹp của chùa Huyền Không Sơn Thượng ngày nay.
4 Khám phá Huyền Không Sơn Thượng
4.1 Khuôn viên ngoại viện chùa Huyền Không Sơn Thượng
Huyền Không Sơn Thượng mang vẻ đẹp được ví như một bức tranh thủy mặc nhờ thời tiết mát mẻ cùng không gian yên tĩnh đến độ có thể nghe thấy tiếng côn trùng râm ran, tiếng chim hót hay tiếng lá xì xào. Khuôn viên ngoại viện của chùa mang nét phóng khoáng với tầm nhìn rộng, bên cạnh đó còn có những công trình như:
– Vườn cỏ đá: Nơi có nhiều cỏ xanh, đá xám, sở hữu diện tích rộng khoảng 500m2 và thường được các nhà sư chọn làm nơi luyện võ nghệ, đàm đạo và ngâm thơ.
– Ngũ hồ: Bao gồm 5 hồ là hồ Thủy Nguyệt Đàm, Sơn ảnh hồ, Vọng Oa Đàm và hai hồ còn lại rải rác trong khuôn viên. Đặc biệt mỗi hồ đều có một cây cầu bắc ngang qua tạo nên một khung cảnh rất hữu tình.
– Thư pháp đình: Nằm đối diện đồi thông là cụm nhà thủy tạ năm mái, nơi thường trưng bày thư pháp với những câu thơ thay đổi theo mùa, thời tiết.
Khung cảnh cầu bắc ngang hồ rất hữu tình. Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng
4.2 Nghinh lương đình
Điểm nổi bật nhất tại đây chính là không gian thiết kế mở, ba mặt để trống. Nguyên liệu được dùng để xây Nghinh lương đình là ngói móc và gỗ tạp lấy từ rừng xung quanh. Quanh đình có những chậu hoa lan, hoa sứ… hàng trăm năm tuổi. Đây cũng là nơi cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, nhâm nhi tách trà và đàm đạo.
4.3 Chúng hòa đường
Không gian cho chư Tăng và chúng ở, trên cổng vào có câu đối “Sạch đẹp sân vườn công mật độ/Tốt lành nhân khẩu đức huân tu”.
Nhiều du khách thích đến đây để chụp hình và hòa cùng không gian bình yên, có cây cối hoa cỏ xung quanh
4.4 Chánh điện
Khu vực chánh điện là mái nhà nhỏ màu gụ, được thiết kế theo kiến trúc Việt cổ với nền lót bằng gạch Tàu màu đỏ. Ngoài ra các chi tiết khác cũng đều được sử dụng phần lớn bằng gỗ, không sơn phết màu lên trên nên tạo ra không gian hết sức mộc mạc đậm chất “Huế”.
Khu vực chánh điện mộc mạc đậm chất Huế, hài hòa với phong cách thiền định của chùa. Ảnh: Nâu
Khu vực chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca, hai bên là tượng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và nhiều vị Thánh Tăng. Phía sau du khách có thể thấy bức thư pháp lớn với 2 bình hoa nghệ thuật. Chánh điện cũng là nơi mọi người tìm đến để dâng hương cầu nguyện sức khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn.
4.5 Am mây tía
Am này là nơi ở, thư phòng, tiếp khách và thư pháp của trụ trì. Bạn có thể đến đây để chiêm ngưỡng văn chương thi phú, thư pháp, hoặc cùng đàm đạo, bình thơ, khoe chữ.
4.6 Tĩnh trai đường
Khu vực này gồm những ngôi nhà liền kề được thiết kế trên tổng diện tích khoảng 120m2, đặt phía sau chùa để các nhà sư nấu nướng. Ngoài ra tĩnh trai đường còn có không gian rộng để phục vụ hàng trăm Phật tử đến dự lễ.
Vật liệu chủ yếu để xây chùa Huyền Không Sơn Thượng là gỗ. Ảnh: Nâu
4.7 Nhà khách
Nhà khách tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là nơi mọi người có thể dừng chân nghỉ ngơi, tránh nắng. Đặc biệt đây còn là nơi tăng ni, Phật tử gặp gỡ nhờ thiết kế mở, không gian thoáng đãng cùng kết cấu ngói, gỗ cùng thảm rất sạch sẽ.
Kiến trúc chùa theo kiểu nhà rường Huế đặc trưng
4.8 Thanh Tâm Viên
Đây là một cây cầu gỗ bắc ngang ao sen, súng nơi chúng ta có thể nhìn dòng nước trong xanh không một gợn sóng.
4.9 Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng
Khu vực rừng thiền trong chùa nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là núi rừng và đồi thông. Đường đi đến đây khá vắng, có ruộng lúa và biển chỉ dẫn được đẽo bằng gỗ và treo trên mốc đá nhỏ ven đường.
Lối đi dẫn đến vọng gác sau chùa. Ảnh: Nâu
5 Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng
Bởi đường đến đây khá vắng và xung quanh chỉ toàn cây cối, ruộng lúa nên du khách ghé thăm phải lưu ý một số điểm quan trọng sau đây.
– Tìm hiểu về đường đi trước khi đến chùa, nắm chắc bản đồ để chủ động di chuyển hơn.
– Chọn trang phục kín đáo, tránh quá ngắn hay quá hở hang bởi chùa Huyền Không Sơn Thượng là chốn linh thiêng, thiền định.
– Không được thực hiện hành động nào ảnh hưởng đến cảnh quan hay không gian chùa.
– Bỏ tiền công đức vào hòm chứ không nên đưa trực tiếp cho các sư thầy, tăng ni.
– Nên di chuyển đến chùa khi trời sáng sớm để có thể bắt trọn khung cảnh tuyệt mỹ sớm mai.
– Lên kế hoạch lịch trình, di chuyển chi tiết cả thời gian để chuyến đi suôn sẻ hơn.
Hình ảnh các sư thầy đang sinh hoạt trong chùa. Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là địa điểm tham quan tại Huế mang đến cơ hội để chúng ta hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí tĩnh lặng cùng khung cảnh tuyệt mỹ. Có thể nói đây là nơi bạn có thể tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, nạp đầy năng lượng sau những áp lực thường nhật.