Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) sở hữu nét đẹp đặc biệt với lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa Á và Âu. Không quá ngạc nhiên nếu như những ai du lịch An Giang đều dành chút thời gian viếng thăm ngôi chùa an tịnh, trang nghiêm này. Cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu thêm về địa điểm tâm linh này nhé!
Gia Lai là một trong những vùng đất trù phú, cây cối xanh tươi, người dân hồn hậu. Vùng đất An Giang có rất nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, Tây An Cổ Tự, chùa Huỳnh Đạo… Nhưng nơi đây còn có một ngôi chùa đặc biệt nổi trội về kiến trúc Á – Âu, đó chính là chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự).
1 Đôi nét về chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
1.1 Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) ở đâu?
Địa chỉ: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) cách trung tâm tỉnh An Giang khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện Tân Châu 3km về hướng Phú Tân. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nức tiếng tại vùng đất An Giang bình dị này. Không dừng lại ở đó, nơi đây còn là niềm tự hào của người dân địa phương khi được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 12 tháng 12 năm 1986 tại Việt Nam.
Cổng di tích lịch sử chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
1.2 Lịch sử của chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
Vào năm 1875, chùa được Hòa thượng Trần Minh Lý bắt đầu xây dựng bằng tre và lá đơn sơ. Đến năm 1927, Hòa thượng Chánh Hườn mới nhận thấy nơi đây ngày càng đông Phật tử ghé thăm mà chùa lại quá cũ kỹ và chật hẹp, nên đã xin với thực dân Pháp cho phép đi quyên góp để tân trang lại ngôi chùa. Đến năm 1970, Hòa thượng Chơn Như đã cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc Ấn Độ và cũng nhờ sự thay đổi này mà khiến nơi đây nổi bật hơn với nét chấm phá đầy thú vị. Về tên gọi, theo người dân nơi đây cũng như một số tài liệu cho biết rằng danh xưng chùa Giồng Thành xuất phát từ việc nguồn gốc xây dựng của nó trên nền đất thuộc triều Nguyễn.
2 Kiến trúc chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
Sau cuộc tu sửa lớn nhất từ trước đến nay của chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự), nơi đây đã thay đổi diện mạo và mang kiến trúc huyền bí của Ấn Độ. Với mái tháp hai tầng hình phễu cùng với đó là nhiều họa tiết tao nhã nhưng cũng không kém phần tôn nghiêm. Nếu xét về góc nhìn tổng thể, chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) là sự kết hợp hài hòa giữa 2 phong cách Á và Âu với lối xây dựng theo hình chữ song hỷ. Chùa gồm 3 gian, cột chánh điện có vẽ hình rồng, mái lợp bằng ngói móc. Khi bước vào chánh điện, bạn sẽ thấy ngay nhưng pho tượng cổ của đức Phật A Di Đà, bộ tượng Thập Điện Minh Vương,… Dù không sở hữu khuôn viên rộng hơn 3.000m2 như chùa Huỳnh Đạo, song vẫn gây được ấn tượng bởi những đường nét chạm khắc tinh tế trên hai ngôi mộ lớn của Hòa thượng Đạt Điền (đời 38) và Hòa thượng Chơn Như (đời 40).
Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) theo kiến trúc kết hợp đan xen Á – Âu
Ngôi tháp mộ uy nghiêm và trang nhã
Khung cảnh xung quanh của sân ngoài chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
3 Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) gắn liền với câu chuyện lịch sử
Tương tự như chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài), chùa Phước Thành,… nơi đây không chỉ vang danh là địa điểm du lịch tín ngưỡng linh thiêng mà còn được nhiều người biết đến như một minh chứng lịch sử của các phong trào yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta khi xưa. Vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp lại để kêu gọi và tập trung những người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động đấu tranh vì tổ quốc.
Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) còn là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào vào năm 1928 – 1929. Không những thế, trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa còn là cơ sở của tỉnh ủy Châu Đốc, huyện ủy Tân Châu, điểm giao liên của khu 8 và căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đặc biệt, chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt,….
Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) từng là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc truyền bá chủ nghĩa yêu nước
4 Lễ hội tại chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
Hằng năm, vào các ngày rằm tháng Giêng, 7 và 10 (âm lịch), nơi đây thu hút rất nhiều bạn đến viếng thăm và cúng bái. Đặc biệt từ sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) lấy ngày 19/5 làm lễ hội của nơi đây cùng với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống nhằm tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nếu muốn hòa mình cùng không khí nhộn nhịp của lễ hội, bạn có thể đến đây vào thời điểm này.
5 Lưu ý khi đi chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)
Khi bạn đến những nơi mang tính tôn nghiêm như chùa thì phải đặc biệt cẩn trọng cả từ hành động đến lời nói. Để thực hiện đúng thì bạn hãy lưu ý một số điều sau nhé!
– Đây là nơi linh thiêng nên bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp, không quá màu mè, hở hang và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
– Mặc dù cảnh vật nơi đây khá hữu tình nhưng cũng đừng vì thế mà mải mê chụp ảnh quên mất bản thân thành tâm cầu nguyện.
– Không tùy ý lấy hay đụng chạm vào bất cứ món đồ vật nào khi không được sự cho phép của nhà chùa.
– Bạn nhớ giữ ý thức bảo vệ mỹ quan của chùa, không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế của nơi đây.
– Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan ngôi chùa.
– Nên xin phép ban quản lý nhà chùa trước khi bạn quay phim, chụp hình.
– Ngoài nơi đây, bạn có thể tìm đến chùa Phước Thành, địa điểm linh thiêng này cũng được rất nhiều Phật tử ghé thăm đấy nhé!
Vãn cảnh của chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự). Video: hoàng minh vĩnh tế
Nếu có cơ hội đặt chân đến vùng đất An Giang, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh tại chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự). Chỉ cần dành chút thời gian tìm đến chốn thanh tịnh tại đây, bạn sẽ dễ dàng xua tan đi ưu phiền và buồn lo trong cuộc sống. Đây là cách thư giãn mà cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn muốn mách nhỏ cho bạn đấy!