Bánh hồng xứ Nẫu là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Phú yên, xuất hiện nhiều nhất ở những ngày cưới hỏi tràn ngập hạnh phúc. Độ dẻo của bánh cùng với mùi thơm độc đáo được hòa quyện giữa đường và nếp đã tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi người. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá nhiều thông tin thú vị hơn về loại bánh này ngay bài dưới bên viết nhé.
1 Bánh hồng xứ Nẫu
Nhắc đến đặc sản Phú Yên, Blogdulich.edu.vn tha hồ kể cho bạn nghe tất tần tật các loại bánh như: bánh tráng xoài, bánh phu thê… Và dĩ nhiên, không thể nào Blogdulich.edu.vn lại bỏ lỡ cái tên “bánh hồng xứ Nẫu” khiến bao người phải say mê được.
Vốn là một món bánh được ví như biểu tượng của tin vui, bánh hồng xứ Nẫu xuất hiện chủ yếu vào các dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương. Từ thuở sơ khai, loại bánh này có màu trắng đục của nếp và đường, nhưng khi được chọn làm vật phẩm trong đám cưới thì nó cũng đã được nhuộm hồng mang một ý nghĩa dịu dàng, chan chứa tình yêu thương. Cũng từ đó mà cái tên bánh hồng ra đời để mọi người dễ dàng phân biệt với một loại bánh cũng được làm từ bột nếp khác của người Bình Định.
Bánh hồng xứ Nẫu còn có nhiều màu sắc độc đáo khác nhau
2 Bánh hồng xứ Nẫu có gì đặc sắc?
2.1 Khám phá nguyên liệu và bí kíp làm bánh hồng xứ Nẫu siêu ngon
Bánh hồng xứ Nẫu được làm khá đơn giản giống như cách làm bánh dẻo của người Hà Nội với hai nguyên liệu chính là bột nếp và đường. Để có được phần bánh thơm ngon, bạn nhớ phải chọn loại nếp ngon, càng mới càng tốt vì khi đó sẽ làm tăng độ dẻo cho bánh. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn phải đem nếp vò kỹ trong nước sạch và ngâm cách đêm để những hạt nếp có thể ngấm đủ nước, dễ dàng nghiền thành bột nước. Để đảm bảo bánh đủ dẻo như mong muốn, bạn phải ép ráo nước nhưng đừng quá khô nhé.
Ngâm nếp trong khoảng thời gian quy định để có thể làm được phần bột nước ngon nhất
Lấy phần bột đã được ép ráo nước nhồi chung với đường và cán mịn chúng ra, khi cán bột bạn phải thật đều tay để phần bánh hoàn chỉnh sau cùng có độ dẻo đều ở tất cả các miếng. Sau đó, bạn chỉ cần cắt bột thành từng khối có kích thước vừa đủ, phù hợp với mục đích trang trí của bạn là được nha.
Phần bột được rắc kín xung quanh để giảm độ dính của bánh khi cắt
Đi đến khâu cuối cùng quan trọng nhất mà bạn phải hết sức lưu ý là luộc bột. Phần bột sau khi được nhồi với đường nếu bị luộc chín quá có thể sẽ chảy nước, vì thế bạn phải trông coi lửa cũng như thời gian đun thật kỹ. Chưa kể, những trường hợp nếu bánh chưa chín nhưng bạn lại vớt lên sớm so với thời gian chuẩn thì bánh sẽ bị vón lại, không được mịn màng và hình dạng cũng không bắt mắt đâu nhé.
Sau khi luộc chín, bạn phải nhanh tay vớt ra và bỏ ngay vào nồi nước đường đang sôi. Bạn có thể dùng đũa để đảo mạnh, đều tay để bột và đường hòa quyện vào nhau. Khi bột đã tan đều, bạn chỉ cần để lửa nhỏ liu riu, tiếp tục đánh để bột không cho sít lại và đừng quên là cố gắng đánh thật đều tay nhé. Muốn biết bột đã chín đủ chưa, người ta hay truyền kinh nghiệm rằng chỉ cần nhìn và đoán hoặc dùng tay chạm vào đầu đũa bếp mà không thấy bột dính tay là được rồi nè.
Sau khi cắt bánh hồng theo hình dạng như ý muốn, bạn nhớ rắc thêm lớp bột bên ngoài nữa nhé
Dùng một khay vuông và rắc lớp bột nếp khô phía dưới đáy cho đỡ dính, sau đó trút hết phần bột trong nồi xuống, dạt đều ra khắp mặt khay. Độ dày của bánh thường là 2 – 3cm là đủ, trên lớp bánh cũng cần rắc thêm một lớp bột nếp nữa và ép phẳng bánh ra. Đợi cho đến khi bánh nguội, bạn có thể cắt bánh thành từng miếng nhỏ rồi cho vào lá chuối hoặc túi để bảo quản rồi nè. Vậy là đã xong một quy trình làm bánh hồng xứ Nẫu thú vị rồi.
2.2 Thưởng thức bánh hồng sao cho đúng chuẩn?
Bánh hồng dường như luôn “hiện diện” trong những ngày cưới hỏi hạnh phúc, “đồng hành” cùng những đặc sản nổi tiếng khác tại Phú Yên. Tuy nhiên, để thật nổi bật hương vị trong những món ngon đấy chắc hẳn phải đó bí kíp thưởng thức gì đó sịn xò rồi nè. Để Blogdulich.edu.vn bật mí cho bạn nha.
Nếu bạn là người đam mê trải nghiệm những hương vị truyền thống thì việc uống trà, thưởng thức bánh hồng sẽ là “combo” tuyệt vời cho bạn đấy nhé. Một phần cùng là những món ăn dân dã, đặc sắc nên khi được kết hợp cùng nhau chúng lại có gì đó thu hút vô cùng. Nếu có dịp du lịch Phú Yên, bạn nhất định phải thử loại bánh này ngay trên miền đất Phú Yên này và đừng quên chia sẻ cũng Blogdulich.edu.vn nhé.
Thưởng thức bánh hồng xứ Nẫu cùng tách trà chanh thì còn gì tuyệt bằng nè
3 Một số địa điểm bán bánh hồng xứ Nẫu
Nếu muốn được trải nghiệm bánh hồng xứ Nẫu đúng chuẩn vị nhất, bạn nên tìm mua ở Bình Định hoặc Phú Yên nhé. Với trọng lượng 500 gr, bánh chỉ tầm 25.000 VNĐ – 30.000 VND mà thôi. Blogdulich.edu.vn gợi ý cho bạn một số điểm bán bánh hồng tại Phú Yên dưới đây, bạn có thể tham khảo:
Đặc sản Phú Yên – Lê Doanh
Địa chỉ: Số 256 Nguyễn Công Trứ, phường 6, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên
Liên hệ: 097 932 13 23
Fanpage: Đặc sản Phú Yên – Lê Doanh
Phú Yên Specialities Đặc sản
Địa chỉ: Số 04 Phạm Hồng Thái, phường 4, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên
Liên hệ: 090 517 2295 – Chị Loan
Website: Phú Yên Specialities Đặc sản
Tiệm bánh Hồng Vân
Địa chỉ: Số 172 Phan Đình Phùng, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên
Thời gian hoạt động: 6:00 – 21:00
Mức giá bán: 5.000 VND – 200.000 VND
Bên cạnh những điểm dừng chân đẹp tuyệt vời, Phú Yên còn nổi tiếng với nền ẩm thực đậm chất dân dã, truyền thống nữa đấy. Nếu có dịp về Phú Yên vi vu những chuyến vui chơi, bạn đừng quên trải nghiệm món bánh hồng xứ Nẫu – Một trong những đặc sản Phú Yên nổi tiếng nơi đây nhé.